Bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Đức Hiếu

Các bạn ơi, giúp mình trả lời các câu hỏi này với !!!

1) Công ước là gì ?

2) Liên hợp quốc là gì ?

3) Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm những nội dung cơ bản nào ?

4) SOS là gì ?

Hot boy lạnh lùng
3 tháng 1 2019 lúc 20:54

1.Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.

2.Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường được viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3.Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm, đó là:

+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . .

+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

+Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . . .

+ Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

4.Làng trẻ em SOS (tiếng Đức: SOS-Kinderdorf) một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo giúp đỡ và bảo vệ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ.

Trúc Giang
3 tháng 1 2019 lúc 20:52

SOS là nơi nhà nước dành để nuôi dạy trẻ em mồ côi

Mình chỉ biết vậy thôi! Tick mình nhé!

haha

Phùng Tuệ Minh
3 tháng 1 2019 lúc 20:52

3) Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm 4 nhóm quyền cơ bản:

- Nhóm quyền sống còn.

- Nhóm quyền bảo vệ.

- Nhóm quyền phát triển.

- Nhóm quyền tham gia.

( Cụ thể thế nào thì bạn xem trong SGK cũng có)

4)SOS: là làng trẻ em của nhà nước nhằm nuôi dạy, bảo vệ, chăm sóc trẻ em khuyết tật, mồ côi,...

( Mik nhớ để trả lời. Muốn chính xác bạn xem chú thích trong SGK)

Quỳnh Hương Trần
3 tháng 1 2019 lúc 21:00

1)Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.

2)Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

3)Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm những nội dung cơ bản: (4 nhóm)

-Quyền sống còn:là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...

-Quyền bảo vệ:là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột hoặc bị xâm hại...

-Quyền phát triển:là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập,được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

-Quyền tham gia:là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

4)SOS là một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ và bảo vệ trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ. Tổ chức được thành lập năm 1949 bởi Hermann Gmeiner ở Imst,Áo.

(Vì trường mình không học bài này nên đây là những thông tin mình tham khảo trên mạng.Nếu sai thì bạn hãy sửa giúp mình nhé!)

Nguyễn Hồng Minh
7 tháng 1 2019 lúc 22:22

1.

Là bản giao ước ký kết giữa các bên để tạm thời giải quyết một vấn đề nào đó trong quan hệ giữa họ.

2.

Liên Hiệp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế (tiếng Anh là United Nations, viết tắt là UN) có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Hiện nay, Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên Trái Đất. Liên Hiệp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc.

Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York (Hoa Kỳ), Liên Hiệp Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và luật lệ. Theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, tổ chức này gồm 6 cơ quan chính, gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý Quốc tế, Hội đồng Quản thác. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

Nhân vật đại diện tiêu biểu nhất của Liên Hiệp Quốc là Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, đương nhiệm là António Guterres.

Kinh phí hoạt động của Liên Hiệp Quốc được hình thành bằng tài trợ đóng góp tự nguyện và nguồn niên liễm có kiểm soát từ các nước thành viên.

3.

Điểm chính của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989 yêu cầu:

Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

Trong văn bản gốc có đến 54 mục trong một ngôn ngữ rất phức tạp và chắc chắn không dễ hiểu với trẻ. UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong mười quyền cơ bản:

Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo; Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có 1 gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật.

Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong 1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.

4.

SOS (mã Morse: ... ---...; Nghe tín hiệu SOS (trợ giúp·chi tiết)) là tín hiệu phát bằng vô tuyến điện báo hoặc bằng một cách phát khác thể hiện nhóm ký tự SOS, khi được sử dụng có nghĩa là có nguy hiểm nghiêm trọng, cấp bách đang đe dọa và yêu cầu trợ giúp. Quy ước tín hiệu SOS được đề xuất lần đầu tiên tại Hội nghị Quốc tế về Liên lạc Điện tín trên biển ở Berlin năm 1906. Nó đã được cộng đồng quốc tế phê chuẩn năm 1908 và được sử dụng rộng rãi từ đó.

Với mục đích dễ nhớ, SOS có thể được hiểu như là "Hãy cứu tàu chúng tôi" (Save our Ship), "Hãy cứu lấy những linh hồn của chúng tôi" (Save our Souls) hay "Gửi cứu trợ" (Send out Succour), "Save Our Shelby", "Shoot Our Ship", "Sinking Our Ship", "Survivors On Shore"... thực ra, không có một ý nghĩa đặc biệt nào trong bản thân các chữ cái và hoàn toàn sai khi đặt các dấu chấm giữa các chữ cái này. SOS được chọn đơn giản vì đây là những tín hiệu ngắn, dễ nhận biết và có thể gửi đi nhanh chóng.


Các câu hỏi tương tự
Hà Anh
Xem chi tiết
Lê Lê
Xem chi tiết
Hân Gia
Xem chi tiết
Homin
Xem chi tiết
TAI MA QUY
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Hồ Đinh Phương Ly
Xem chi tiết
vo nguyen ngoc bich
Xem chi tiết
Bùi Thiên Ân
Xem chi tiết