Các bạn ơi, cứu mình với
Có bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà: có 4 câu hỏi mình bí quá bí hết sức, vì không tài nào giải nổi
Mình xin các bạn giải giùm cả 4 câu. Mình tick xanh hết cho
Và đây là 4 câu hỏi ép mình cảm thụ nè:
Câu 1; - Qua những lời bình của tác giả ở đoạn 2,3, em hiểu tình cảm của tác giả đối với Bác như thế nào?
Câu 2: - Tác giả đã liên hệ lối sống của Bác với cách sống của những bậc hiền triết nào? Cách so sánh liên hệ như vậy có tác dụng gì?
Câu 3: - Theo em cách sống của Bác có phải là cách sống khắc khổ, tự làm cho mình khác đời khác người không? Tại sao?
Câu 4:- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM?
Tham khảo:
Câu 1: Tình cảm tác giả dành cho Bác: niềm kính trọng, yêu mến, quý mến Bác, không cho rằng Bác tự thần thánh hóa bản thân mà đấy là một sự giản dị đáng quý trọng và noi theo.
Câu 2:
Những hình ảnh so sánh và liên tưởng của tác giả về phong cách sống của Bác đến những nhân vật khác là:
Một là sự so sánh đến việc trên thế giới không bao giờ có một vị lãnh tụ, tổng thống hay vua hiền nào có thể sống giản dị, thanh bạch và tiết chế như Bác.
Hai là sự liên tưởng đến sự tương đồng trong lối sống của Bác với các danh nho, nhà hiền triết dân tộc xưa kia như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Việc so sánh và liên tưởng như vậy để khẳng định được phẩm chất giản dị, thanh cao đặc biệt của Bác. Đó là đức tính giản dị, thanh bạch vô cùng đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. Đồng thời, đó cũng là lối sống gần gũi với thiên nhiên, là lối sống giản dị để nuôi dưỡng tâm hồn được an nhiên mà vẫn sôi nổi, thanh bạch và yêu sự nghiệp đấu tranh cách mạng của chính mình mà ta thấy được ở Bác Hồ.
Câu 3: Không. Vì cách sống của Bác là cách sống giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, vừa thanh cao mà vừa di dưỡng tinh thần, là quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, sẽ đem lại hạnh phúc cho tâm hồn và thể xác.
Câu 4: Tác giả đã sử dụng: kết hợp giữa kể và bình luận, sử dụng phép đối lập, so sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt.