Bài 24. Vùng biển Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sáng Bóng Đèn

Các bạn ơi, cho mình hỏi gấp.

Đánh giá thực trạng môi trường biển Việt Nam.

Làm đúng thì mình sẽ tick nha, đảm bảo đấy!

Thanks trước nha!

Buddy
23 tháng 3 2020 lúc 22:50

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

Do vậy, Việt Nam cần tìm ra những giải pháp phù hợp, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo hướng bền vững.

Ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gia tăng

Việt Nam có tới trên 100 con sông, trong đó hơn 10 con sông đang ở mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị Vải…Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô nhiễm từ đất liền như chất thải công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác, phế thải vật liệu xây dựng…, nên nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt của đời sống xã hội.

Nhiều nguồn thải gây ô nhiễm

Theo tiến sỹ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), dải ven biển hay đới bờ tại Việt Nam có nhiều nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm. Hầu hết những chất gây ô nhiễm đều từ đất liền đổ ra sông và theo dòng sông đổ ra biển; bao gồm nước thải sinh hoạt trực tiếp từ khu vực đô thị, thành phố ven biển, nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ven biển trực tiếp hay qua cống thải ngầm dưới biển, nước thải, dầu thải, hóa chất của tầu thuyền trên biển; sự cố dầu tràn của dàn khoan khai thác, tầu vận tải chuyên chở dầu.

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như: các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại từ các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản ven biển và các vùng sản xuất nông nghiệp. Những loại rác không phân hủy được trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được sẽ hòa tan và lan truyền trong toàn khối nước biển.

Báo cáo hiện trạng môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hàng năm các con sông thải ra biển 880km3 nước và 270-300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển.

Ngoài ra, các khu du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu quy hoạch, hệ thống xử lý nước thải còn ít, chất thải…cộng với ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản một cách bừa bãi, nạn khai thác titan ồ ạt đã và đang tác động xấu đến môi trường biển. Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, y tế, hóa chất... Trong đó đáng kể và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ.

Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn. Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Hơn nữa, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.

Vì lợi nhuận, người dân tổ chức ương nuôi tôm hùm trái phép gần thắng cảnh quốc gia gành Đá Đĩa (huyện Tuy An), xả chất thải sinh hoạt trực tiếp xuống biển, ảnh hưởng đến môi trường biển và du lịch nơi đây.

Khách vãng lai đã xóa
{__Shinobu Kocho__}
24 tháng 3 2020 lúc 8:37

Ngày nay, xu hướng cạn kiệt của các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển và làm giàu từ biển. Cùng với những đóng góp to lớn từ khai thác tài nguyên biển vào quá trình phát triển chung của đất nước, môi trường biển ở nhiều khu vực đang đứng trước nhiều thách thức. Ô nhiễm biển đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia. Bài viết này trình bày thực trạng các vấn đề môi trường biển đang đối mặt hiện nay ở nước ta và tổng kết một số khuyến nghị về hướng giải pháp cụ thể nhằm hướng đến quản lý bền vững và bảo vệ môi trường biển.

Trải dài hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có vùng biển lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông và được công nhận là một trong những vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, địa chính trị quan trọng ở khu vực và thế giới. Vùng bờ của Việt Nam được quy định trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm vùng nước biển ven bờ có ranh giới phía ngoài cách bờ biển khoảng 06 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển. Biển Việt Nam tương đối giàu tài nguyên, các giá trị văn hóa - lịch sử; là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia; vùng ven biển có mật độ tập trung đông dân cư nhất cả nước. Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, dân số của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển là khoảng 47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số của cả nước.

Hiện nay, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt, sức ép của tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế dẫn đến khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển ngày càng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế, nhiều phương thức khai thác thiếu tính bền vững, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường biển còn phổ biến; không có hoặc thiếu những quy hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của các cấp chính quyền, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của Trái đất. Vấn đề khai thác tài nguyên quá mức và ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực biển trong cả nước đang đứng trước nhiều thách thức

~~~Learn Well Sáng Bóng Đèn~~~

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Lê Xuân Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Anh Dương Na
Xem chi tiết
Bao Ngoc Truong
Xem chi tiết
Quang Nhật
Xem chi tiết
Việt Hoàng
Xem chi tiết
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
le huu nghi
Xem chi tiết
Kielasd Nguyễn
Xem chi tiết