Bài 21. Môi trường đới lạnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yuna

Các bạn làm bài kiểm tra giúp mình nhé:vuithanghoangaingung

Phần I. Trắc nghiệm (3đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu mà em cho là đúng.

Câu 1. Vị trí đới ôn hòa nằm ở:

a. Giữa hai chí tuyến.

b. Giữa hai vòng cực.

c. Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực.

Câu 2. Hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng là do:

a. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

b. Hoạt động kinh tế của con người.

c. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Diện tích hoang mạc ở đới nào có tốc độ mở rộng nhanh nhất:

a. Đới ôn hòa.

b. Đới lạnh.

c. Đới nóng.

Câu 4: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào:

a. Trồng trọt trong ốc đảo.

b. Đánh bắt cá.

c. Săn thú có lông quý.

Câu 5: Các vùng núi trên thế giới thường là nơi cư trú của các dân tộc:

a. Dân tộc Mèo.

b. Dân tộc ít người.

c. Dân tộc Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Mùa đông ở đới lạnh thường kéo dài mấy tháng:

a. 9-10 tháng.

b. 10-11 tháng.

c. 7-9 tháng.

Phần II. Tự luận (7đ)

Câu 1 (1,5đ): Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh?

Câu 2 (2đ): Trình bày sự thích nghi của động vật, thực vật đối với môi trường đới lạnh?

Câu 3 (2,5đ): Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh trên thế giới?

Câu 4 (1đ): Đặc điểm cư trú của con người ở các vùng núi trên Trái Đất?

 

Đỗ Gia Ngọc
13 tháng 12 2016 lúc 20:16

Phần I

1.c

2.c

3. theo mình là c (mình không chắc)

4.a

5.b

6.c (mình không chắc)

Phần II

1.Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C, thậm chí xuống đến -50 độ C. Mùa hạ rất ngắn, chỉ dài 2- 3 tháng, nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá 10 độ C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp và chủ yếu ở dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

2.

- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

- Động vật: thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,..), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,..) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,..). Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh buốt giá.

3 và 4 xin lỗi bạn mình không biết bucminh

chúc bạn học tốt

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 21:30

Tự luận:

Câu 1:

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

 

Hoàng Tuấn Đăng
13 tháng 12 2016 lúc 21:31

Câu 2, tự luận:

- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...

- Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
 

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 21:42

Câu 2:

- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...

- Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 12 2016 lúc 21:47

Câu 3:

Hoang mạc nghĩa là không có người sinh sống. Thời tiết quá nóng, không có nước, con người không sinh sống được gọi là hoang mạc nóng (hay sa mạc). Thời tiết quá lạnh, nước, thực vật đều đóng băng, con người cũng sinh sống không được gọi là hoang mạc lạnh. Điển hình hoang mạc lạnh lớn nhất thế giới là Nam Cực.


Các câu hỏi tương tự
Trâm Võ
Xem chi tiết
Đặng Trí Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Ly
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết
Chi Mai Phạm
Xem chi tiết
Rosy Phương Anh
Xem chi tiết
white_not_name
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết