Câu 1 :
Hệ hô hấp bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản & hai buồng phổi.
Hầu họng: giống như một ngã tư giao nhau giữa một bên là mũi & khí quản, bên còn lại là miệng & thực quản.
Thanh quản: là đoạn đầu tiên của ống dẫn khí vào cơ thể. Thanh quản có chứa hai dây thanh có chức năng chính trong việc phát ra các âm tiết khác nhau trong ngôn ngữ & những âm thanh khác phát ra từ mũi miệng.
Khí quản: là một ống có cấu tạo chủ yếu là sụn, bắt nguồn từ thanh quản rồi chạy song song với thực quản bên trong lồng ngực. Đầu còn lại của khí quản được chia là hai nhánh lớn để dẫn khí vào từng phổi qua vô số các nhánh dẫn khí được phân chia tiếp theo (gọi là ‘tiểu phế quản’) đến từng vị trí trong mô phổi. Các tiểu phế quản dẫn khí đến phổi làm thổi phồng các túi khí bên trong phổi (gọi là phế nang), nơi diễn ra quá trình trao đổi khí với hồng cầu. Từ hai nhánh phế quản vào hai phổi, sự phân chia thành các tiểu phế quản & tiểu tiểu phế quản cần thiết để dẫn khí cho cả 300-400 phế nang cho mỗi buồng phổi.
Câu 1:
Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp.
Phổi có nhiều thùy, nhiều ống rẽ đôi, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc trao đổi khí.
Người chăm hoạt động thì khi hít 1 lần là lấy được nhiều khí hơn là người lười hoạt động. Cho nên trong điều kiện bình thường thì họ chỉ cần hít thở ít là đã đủ khí
Câu 2:
+ Số lượng phế nang ( đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi) rất lớn nên làm tăng diện tích trao đổi khí (bề mặt trao đổi khí của phổi có thể đạt tới 100m2)
+ Thành phế nang rất mỏng ,lại có hệ thống lưới mao mạch dày bao quanh nên sự trao đổi khí giữa không khí với máu đến phổi diễn ra được dễ dàng
+ Phổi được bọc ngoài bằng màng phổi tiếp giáp với màng lót thành trong lồng ngực. Giữa 2 lớp màng này là 1 khoang giúp cho phổi phồng lên xẹp xuống trong lúc hít vào và thở ra.