C. LUYỆN TẬP:
a) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
b) Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
c) Mưa tháng ba hoa đất,
Mưa tháng tư hư đất.
d) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
e) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
g) Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
(1) các câu a), b), c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?
(2) Các câu d), e), g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?
(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ được thể hiện như thế nào trong các câu trên? Tác dụng ( hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì?
HELP ME!!! MAI MÌNH HỌC RỒI!!!
(1) Các câu a),b),c) phản ánh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy, cho đến nay, còn có giá trị không? Vì sao?
=> Các câu a),b),c) cho biết về kinh nghiệm thời tiết dựa vào hiện tượng trời , mây .
Giá trị hiện nay : vẫn có người nhìn vào hiện tượng này để chuẩn bị mùa màng .
(2) Các câu d),e),g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân trong lao động sản xuất?
=> Các câu d),e),g) cho biết thời vụ - mùa trồng cây phù hợp .
Giá trị : Cho biết và nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ .
(3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật của tục ngữ thể hiện như thế nào trong các câu trên ?
Đặc điểm hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.