Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.
(Trích Cho đi là còn mãi )
a. Theo tác giả của đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì? Hạnh phúc của người khác hơn là hạnh phúc của bản thân mình
b. Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn sau: Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó.
Câu 1
Dựa vào văn bản Chị em Thúy Kiều (SGK Ngữ văn 9, tập I)
Theo em, trong hai bức chân dung Thuý Kiều và Thuý Vân, bức chân dung nào nổi bật hơn?Vì sao?
MONG ĐƯỢC GIÚP ĐỠ Ạ
Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt.
Yết Kiêu gặp cha: "Con đi giết giặc đây bố ạ!"
Người cha: "Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật không làm gì được"
Yết Kiêu: “Bố ơi nước mất thì nhà tan”
Người cha: “Ấy, cha cũng biết việc đó, thôi con cứ đi”
a) xác định và đoán hàm ý
b) Những lập luận nào phản bác không bảo vệ câu lập luận nào có hiệu lực hơn
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết.
Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản Người ăn xin liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 3. (0.5 điểm). Lời của các nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
Câu 5
(1,0 điểm). Bài học rút ra từ văn bản trên?
Từ ý nghĩa của đoạn thơ, viết một đoạn văn (6-8 câu) có một phép nối (gạch chân từ ngữ dùng để nối) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giúp em với ạ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Không có gì tự đén đâu con
Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến dẫu bình thường
phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì
a. Xác định thể thơ và ptbđ chính?
b. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
Qủa muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
c. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì.
d. Qua đoạn thơ trên em nhận thấy cha mẹ muốn gửi gắm điều gì đến con cái(Trình bày bằng 1 đoạn văn 3-5 dòng)
Hãy đọc câu văn viết về thể cáo của một bạn học sinh, rồi nhận xét xem bạn ấy dùng từ đã hoàn toàn chính xác chưa? Hãy chữa lại cho chính xác những từ mà bạn dùng còn sai nghĩa:
Cáo là thể văn bàn luận mà vua chúa hoặc người cầm đầu phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một công việc mới hoàn toàn.
giúp em ạ :(
"Anh đi, anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dải nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao."
1. Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao.
2. Hãy phân tích ngữ pháp và chỉ ra câu đơn hay câu ghép? Nếu là câu ghép chỉ rõ các vế câu trong câu ghép đó.
Đọc đoạn thơ dưới đây, thực hiện theo yêu cầu:
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết ... Một người như thế ấy! ... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! ... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng ... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn ...
a, Nêu phương thức biểu đạt đoạn văn trên.
b, Tìm trong đoạn văn 1 thán từ, 1 tình thái từ.
c, Chỉ rõ các phép liên kết câu sử dụng trong đoạn văn.
d, Đoạn văn trên là suy nghĩ của ai? Về điều gì? Qua đoạn văn em hiểu điều gì về tâm tư người đó?