Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Hiền Mai

Bố cục :

a. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề giải thích .

b. Thân bài :

b1. Giải thích vấn đề ( từ -> vế vâu -> câu ) .

b2. Cơ sở và ý nghĩa của vấn đề .

- Trong quá trình nêu ý nghĩa của vấn đề cần sử dụng lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để thuyết phục vấn đề .

b3. Phê phán biểu hiện lệch lạc .

b4. Bài học nhận thức và hành động .

c. Kết bài : Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề .

Dựa vào bố cục trên , em hãy lập dàn bài cho câu tục ngữ " Đói cho sạch , rách cho thơm " .

Trần Ngọc Định
19 tháng 3 2017 lúc 11:34

DÀN BÀI

1. Mở bài

Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, tiêu biểu như câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

+Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm giá của người lao động.

- Nghĩa tường minh: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa hàm ẩn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân.

- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khôn cùng, nhân cách dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình.

+Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc, hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn...

-Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cùng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động.

3. Kết bài

Quan niệm sống nêu trong câu tục ngữ là quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp. Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để bảo vệ đạo lí dân tộc.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 3 2017 lúc 11:34

I. Đặt vấn để

- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.

- Dần câu tục ngữ.

- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.

II. Giải quyết vấn dể

1. Giải thích câu tục ngữ.

Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.

Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.

Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:

- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.

- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.

- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.

III. Kết thúc vấn dể

- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.

- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hiền Mai
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Tran Ha An
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Xuân Mai
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Trịnh Thảo Chuột
Xem chi tiết