Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quốc Lộc

Biểu cảm về cánh đồng lúa chín

Lưu Hạ Vy
25 tháng 10 2016 lúc 21:06

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

Chúc bn hok tốt!!!!!!!!!haha

Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 21:06
Cuối tháng 5, những người dân quê tôi lại bắt tay vào mùa thu hoạch lúa. Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm, vì thế, khi lúa được mùa, không khí đồng áng cũng vui vẻ hơn. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ được tuốt ngay tại đồng, hoặc được chở về nhà. Và phải khi nào phơi được khô, thóc vàng thơm, đổ vào bồ thì bà con mới yên tâm.

Mùa lúa chín, cũng là lúc các em học sinh trong làng được nghỉ hè về phụ giúp gia đình, tiếng cười nói râm ran của các em làm xao động cả một cánh đồng. Những động tác chỉ bảo của cha mẹ hướng dẫn cầm liềm, cách gặt lúa như còn in đậm trong mỗi chúng ta. Vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Với những người con xa quê, khi nhớ về mùa gặt, lại liên tưởng về mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Mà mùa này, mưa giông chẳng cần báo trước. Không gì khổ bằng lúa ướt, giông tới thì mưa cũng vừa trút, chỗ lúa bị ướt phải phơi, hong khô thật kỹ chứ không là phải bỏ. Có mùa gặt thì nắng như đổ lửa, nhân dân phải chạy nắng, đi gặt khi tiếng gà chưa gáy, mặt trời chưa tỏ. Thế mới biết, để có hạt gạo ăn, người nông phải vất vả đến nhường nào.
 

Mỗi mùa lúa chín, những mẹ, người cha tần tảo vẫn thường dạy các con phải biết quý hạt gạo. Đó là hạt ngọc của trời, là mồ hôi nước mắt của bao người làm ra nó. Vậy nên, mỗi khi ăn cơm, có hạt nào rơi vãi, mẹ bảo nhặt vào bằng được, không được dẫm lên. Người không ăn thì để đó vật ăn. Cố gắng ăn hết cơm trong bát, đừng để thừa, trước khi rửa chén cũng tráng đi lớp cơm còn đó, đừng vứt đi dù chỉ một hạt nhỏ nhoi.
 Mùa lúa chín, đi đâu cũng thấy bà con í ới hỏi thăm nhau “lúa năm nay được mùa không”, giá bán có cao không? Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Trên gương mặt sạm đen vì nắng gió của những người nông dân. Tôi vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh võng. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Còn những người con mong sao, ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Và ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để những người con xa quê, để mỗi người trong chúng ta, có lúc hoài niệm có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương. Ở nơi đó có cha mẹ, có quê hương và có cả những mùa gặt- mùa lúa chín tình người.
Vương Hàn
25 tháng 10 2016 lúc 21:07

Khi cái nắng oi ả của mùa hè còn vương trên mặt đất, đó cũng là lúc những cánh đồng lúa trải dài tới chân trời vào mùa thu hoạch. Đã có biết bao người lớn lên từ cánh đồng lúa chín. Dù xa quê và màu thời gian có phai, thì mùi lúa chín, mùi rơm rạ, mùi khói lam vẫn không hề phai nhạt trong ký ức tuổi thơ mỗi người con lớn lên từ đồng quê.

Cuối tháng 5, những người dân quê tôi lại bắt tay vào mùa thu hoạch lúa. Người làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng, để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm, vì thế, khi lúa được mùa, không khí đồng áng cũng vui vẻ hơn. Những ngả đường, những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ được tuốt ngay tại đồng, hoặc được chở về nhà. Và phải khi nào phơi được khô, thóc vàng thơm, đổ vào bồ thì bà con mới yên tâm.

Hình minh họa

Mùa lúa chín, cũng là lúc các em học sinh trong làng được nghỉ hè về phụ giúp gia đình, tiếng cười nói râm ran của các em làm xao động cả một cánh đồng. Những động tác chỉ bảo của cha mẹ hướng dẫn cầm liềm, cách gặt lúa như còn in đậm trong mỗi chúng ta. Vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Với những người con xa quê, khi nhớ về mùa gặt, lại liên tưởng về mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Mà mùa này, mưa giông chẳng cần báo trước. Không gì khổ bằng lúa ướt, giông tới thì mưa cũng vừa trút, chỗ lúa bị ướt phải phơi, hong khô thật kỹ chứ không là phải bỏ. Có mùa gặt thì nắng như đổ lửa, nhân dân phải chạy nắng, đi gặt khi tiếng gà chưa gáy, mặt trời chưa tỏ. Thế mới biết, để có hạt gạo ăn, người nông phải vất vả đến nhường nào.
 Mỗi mùa lúa chín, những mẹ, người cha tần tảo vẫn thường dạy các con phải biết quý hạt gạo. Đó là hạt ngọc của trời, là mồ hôi nước mắt của bao người làm ra nó. Vậy nên, mỗi khi ăn cơm, có hạt nào rơi vãi, mẹ bảo nhặt vào bằng được, không được dẫm lên. Người không ăn thì để đó vật ăn. Cố gắng ăn hết cơm trong bát, đừng để thừa, trước khi rửa chén cũng tráng đi lớp cơm còn đó, đừng vứt đi dù chỉ một hạt nhỏ nhoi.
 Mùa lúa chín, đi đâu cũng thấy bà con í ới hỏi thăm nhau “lúa năm nay được mùa không”, giá bán có cao không? Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Trên gương mặt sạm đen vì nắng gió của những người nông dân. Tôi vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh võng. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Còn những người con mong sao, ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Và ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để những người con xa quê, để mỗi người trong chúng ta, có lúc hoài niệm có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương. Ở nơi đó có cha mẹ, có quê hương và có cả những mùa gặt- mùa lúa chín tình người.Bạn tham khảo nhé ! Mình cũng chỉ lấy trên mạng thoai
Bình Trần Thị
25 tháng 10 2016 lúc 21:40

Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.


Các câu hỏi tương tự
Min Anna
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
lệ rơi
Xem chi tiết
Trần  Thùy  dương
Xem chi tiết
Kagome
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Huy Phạm
Xem chi tiết
VƯƠN CAO VIỆT NAM
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thiên Ân
Xem chi tiết