Văn học dân gian là kho kinh nghiệm quý báu về đời sống của dân tộc ta. Trọng kho tàng đó có hai câu lục bát rất hay, thường được truyền tụng :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu là một loại cây leo có sức phát triển nhanh, cho nhiều trái lớn để dùng làm thực phẩm thay rau xanh trong mùa nắng. Trái bầu non có vị ngọt, nấu canh ăn ngon và mát. Cạnh đó, bí cũng là một loại cây leo, bí cũng cho trái ăn thay rau, nhưng trái bí nhò hơn trái bầu. Hai loại cây này có hình dáng rất giống nhau, điều kiện sinh hoạt cũng như nhau nêru nhiều khi người nông dân thường gieo giông bầu và bí cùng một nơi, cho leo cùng một giàn. Trong hai câu này, người ta đưa ra những hình ảnh rất giẩn dị, gần gũi với đời sống nông thôn Việt Nam: bầu, bí khác giống nhau nhưng chung một giàn. Vậy cha ông ta muôn nói lên điều gì từ những hình ảnh này ?
Khi cất lên câu ca :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
bn lp mấy z
Nội dung của câu ca dao:
Thông qua hình ảnh giản dị, gần gũi với đời sống người dân Việt Nam: bầu, bí tuy khác giống nhưng lại được trồng chung một giàn , cha ông ta muốn nhắn nhủ đến chúng ta về đạo lí sống có tình có nghĩa, yêu thương, giúp đỡ, đoàn kết, sẻ chia. Dù cho khác nhau về màu da, tiếng nói, điều kiện sinh sống, trình độ văn hóa... nhưng đều là anh em một nhà ,cùng chung sống trên một đất nước , một thế giới.