Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo:
Trọng lượng (N) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Chiều dài (mm) | 100 | 110 | 120 | 130 | 140 | 155 | 180 |
Độ giãn (mm) | ? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
b) Hoàn thành bảng số liệu.
c) Vẽ đồ thị độ biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.
d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.
e) Vùng nào trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng?
f) Trọng lượng là bao nhiêu để độ giãn lò xo là 15 mm?
g) Trọng lượng là bao nhiêu để lò xo khi giãn ra có độ dài 125 mm?
a) Độ dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi chưa treo vật (ứng với trọng lượng bằng 0)
Khi đó: \(l_o=100mm\)
b) Hoàn thành bảng số liệu.
Độ giãn: \(\Delta l=l-l_o\)
Trọng lượng (N) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Chiều dài (mm) | 100 | 110 | 120 | 130 | 140 | 155 | 180 |
Độ giãn (mm) | 0 | 10 | 20 | 30 | 40 | 55 | 80 |
c) Đồ thị độ biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.
d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.
Ta thấy trọng lượng và độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với nhau đến khi trọng lượng của vật bằng 4 N. Khi trọng lượng của vật bằng 5 N thì độ giãn không tỉ lệ thuận với trọng lượng nữa. Vậy điểm giới hạn đàn hồi là điểm có tọa độ (40; 4).