Bài 2: Sự biến dạng

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 113)

Hướng dẫn giải

Biến dạng được phân loại:

+ Biến dạng kéo

+ Biến dạng nén

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 114)

Hướng dẫn giải

Ở hình b thì thanh cao su bị biến dạng nén: Hình dạng thanh cao su bị phồng lên ở giữa thanh, chiều dài bị ngắn lại

Ở hình c thì thanh cao su bị biến dạng kéo: Hình dạng thanh cao su bị hẹp lại ở giữa thanh, chiều dài được kéo ra

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 114)

Hướng dẫn giải

Quan sát bảng 2.1: Ta có thể suy ra mối liên hệ: Trọng lượng và độ giãn tỉ lệ thuận với nhau (theo một hệ tỉ lệ đã được xác định).

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 115)

Hướng dẫn giải

\(k=\dfrac{F}{\left|\Delta l\right|}=\dfrac{2.5}{0.025}=100\)(N/m)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 116)

Hướng dẫn giải

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi chưa treo vật (ứng với trọng lượng bằng 0)

Khi đó: \(l_o=100mm\)

b) Hoàn thành bảng số liệu.

Độ giãn: \(\Delta l=l-l_o\)

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

155

180

Độ giãn (mm)

0

10

20

30

40

55

80

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Vận dụng (SGK Cánh Diều trang 117)

Hướng dẫn giải

Dựa vào công thức: \(F=k\left|\Delta l\right|\Rightarrow k=\dfrac{F}{\left|\Delta l\right|}\).

Nếu với cùng một độ giãn thì:

+ Độ cứng lò xo lớn nhất khi lực tác dụng vào lò xo lớn nhất.

+ Độ cứng lò xo nhỏ nhất khi lực tác dụng vào lò xo nhỏ nhất.

Từ cùng một độ giãn ta kẻ đường thẳng song song với trục lực tác dụng lên lò xo, cắt các đường biểu diễn lò xo tại các điểm 1, 2, 3 tương ứng. Từ các điểm 1, 2, 3 ta kẻ các đường thẳng song song với trục độ giãn cắt trục lực tại đâu chính là độ lớn của lực tác dụng vào lò xo tại độ giãn đó.

a) Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo D là lớn nhất.

⇒ Lò xo D có độ cứng lớn nhất.​

b) Ta thấy tại cùng một độ giãn, lực tác dụng lên lò xo A là nhỏ nhất

 Lò xo A có độ cứng nhỏ nhất.

c) Theo định luật Hooke thì trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo, đồ thị thu được là một đường thẳng.

Từ đồ thị ta thấy lò xo A và C không tuân theo định luật Hooke.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)