Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lucy heartfilia

Bài văn biểu cảm về cây lúa

M. N giúp em với ạ

Cảm ơn nhiều

Trương Hồng Hạnh
17 tháng 12 2016 lúc 13:15

Biểu cảm về cây lúa Việt Nam:

Khi đến thăm Việt Nam đất nước tôi, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vì sao nơi đây là một đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới khi đâu đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa vàng ươm hay xanh ngắt thay đổi theo từng mùa "Việt Nam đất nước ta ơi; mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".

Từ bao đời nay, hình ảnh cây lúa đã gắn bó rất thân thiết với con người, với làng quê Việt. Qua tích xưa kể lại, từ những hạt gạo trắng ngần, chàng Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy để kính dâng lên vua Hùng. Từ đó món ăn của chàng đã được người đời nhớ mãi. Cũng chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ cho đến mãi mãi về sau.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải trãi qua nhiều giai đoạn từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo… Thật biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Mặc khác cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà... cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trở thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Lúa không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc thiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các loại bánh như: bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu Á mãi mãi đồng hành với cây lúa.

Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước ta, chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa “Bao giờ cây lúa còn bông; thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.

Đến Việt Nam quê hương tôi, bạn sẽ nghe rì rào tiếng lúa thì thầm trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương.


Các câu hỏi tương tự
Na Lê
Xem chi tiết
Nguyen Tuan Minh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Anh Duong
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hưng
Xem chi tiết
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Phạm Như Khuê
Xem chi tiết