Bài tập 1:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích Nhớ rừng, Thế Lữ, Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017, tr4,5)
Câu 1.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ nào?
Câu 3.Giải thích nghĩa của từ giang sơn, bình minh.
Câu 4.Tìm hai từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 5.Tìm 1 câu nghi vấn có trong đoạn thơ.
Câu 6.Nêu công dụng của câu nghi vấn tìm được ở câu 5.
Câu 7.Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 8.Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10-12 dòng) trình bày cảm nhận của em về
đoạn thơ trên.
Giải dùm tớ tớ cảm ơn!!!
1, Biểu cảm
2, Thể thơ 8 chữ
3, Giang sơn: Sông núi; thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.
Bình minh: Bình minh xảy ra trước khi Mặt Trời mọc. Nó được ghi nhận với sự hiện diện của các tia sáng yếu ớt từMặt Trời, trong khi Mặt Trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời.
4, Tưng bừng; gay gắt
5,Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
6, Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.(phủ định lại sự việc)
7, Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.
8, Nhớ rừng của Thế lữ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi “khát khao” tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm. Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,… vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như “bốn phương ngàn”, “giang sơn ta”, “bình minh cây xanh nắng rội”…. như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.