Bài tập 1 :
Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh '' đầu súng trăng treo '' đã khái quát toàn bộ bài thơ. Hình ảnh vừa có chất hiện thực vùa lãng mạn . Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao ?
Bài tập 2 :
So sánh sự giống và khác nhau giữa hai hình tượng người lính trong bài thơ '' Đồng Chí '' và '' Bài thơ về tiểu đội xe không kính ''
Bài 2:
* Khác nhau:
- Bài thơ " Đồng chí " thể hiện hình ảnh người lính hầu hết xuất thân từ nông dân, từ thân phận nô lệ nghèo khổ mà đi vào kháng chiến với muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Cách mạng chính là sự giải thoát cho số phận đau khổ tối tăm của họ. Hiếm có sự ung dung tự tại nhưng lại rất đoàn kết gắn bó yêu thương nhau
- Trong '' Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' người lính đi vào cuộc chiến đấu với ý thức giác ngộ về lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội. Họ ý thức sâu sắc về trách nhiệm thế hệ của mình. Họ sống trẻ trung, yêu đời, lạc quan, tự tin. Hình ảnh của học được thể hiện trong một thời điểm quyết liệt và khẩn trương hơn. Đó là một thế hện anh hùng, hiên ngang, mạnh mẽ
* Giống nhau: đều có lòng yêu nước , dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, thái độ bất chấp mọi khó khăn, gian khổ hiểm nguy, sống lạc quan, có tình đồng chí đồng đội thắm thiết
1.
- Hình ảnh“Đầu súng trăng treo” Hai hình ảnh đối lập, kết hợp ngẫu nhiên rất hài hòa
+ Nghĩa thực: trong không gian hoang vắng, chỉ có súng, trăng và người đồng đội, đêm càng về khuya, trăng lên cao người lính có cảm giác ánh trăng đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng lúc nào cũng hướng thẳng lên trời cao.
+ Biểu tượng sự kết hợp của gần và xa, hiện thực và lãng mạn (thực tại và mơ mộng), chiến tranh và hòa bình, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và chất thi sĩ
à một phát hiện bất ngờ về vẻ đẹp tâm hồn người lính.
+ Nhịp thơ 2/2 (so sánh với cách viết cũ: đầu súng mảnh trăng treo): nhịp điệu như quả lắc, gợi sự chông chênh bát ngát lửng lơ; là nhịp bước của thời thời gian và âm vang của tình đồng chí.