Bài I
1. Lập công thức hoá học của :
a) Nhôm(III) VÀ oxi
b) Natri và nhóm SO4
c) Bari và nhóm OH
2. Tính phân tử khối của NaOH và FeCl3
Bài II:
1. Tính số mol của 11,2 gam sắt.
2. Tính số mol của 1,12 lít khí hiđro(đktc)
3. Tìm khối lượng của 4,8 lít CO2 (đktc)
4. Tìm số mol của 11,1 gam CaCl2
Bài III:
Người ta đun nóng sắt (III) oxit Fe2O3với khí H2 tạo thành sản phẩm khử:
Fe và nước.
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng trên (chú ý cân bằng PTHH)
2. Nếu dùng 16 gam sắt (III) oxit tác dụng vừa đủ với H2 thì:
a) Thể tích H2 (đktc) đã dùng là bao nhiêu.
b) Có bao nhiêu gam sắt tạo thành sau phản ứng.
Bài IV:
1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng.
2. Người ta cho 4,8 kim loại A vào tác dụng với đồng(II) sunfat có công thức CuSO4 tạo thành ASO4 và 12,8 gam kim loại Cu theo phản ứng.
A + CuSO4 \(\rightarrow\) ASO4 + Cu
a) Hỏi công thức ASO4; A thể hiện hoá trị nào?
b) Tìm số mol kim loại A và xác định A là kim loại nào.
Bài V:
1. Tính tỉ khối của khí Nitơ so với khí cacbonic và với không khí (M=29)
2. Tính tỉ lệ phần trăm các thành phần nguyên tố trong hợp chất Na2SO4.
3. Cho 3.1024 nguyên tử Na tính khối lượng Na.
Cho Na=23; O=16; H=1; Fe=56; Cl=35,5; Mg=24; Zn=65; Al=27; Cu=64; N=14; C=12; S=32; Ca=40
MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP MÔNG CÁC BẠN GIẢI LẸ LÊN CHO MÌNH VỚI ! PLEASE !!!
Bài I
1. Lập công thức hoá học của :
a) Nhôm(III) VÀ oxi: Al2O3
b) Natri và nhóm SO4: Na2SO4
c) Bari và nhóm OH: Ba(OH)2
2. Tính phân tử khối của NaOH và FeCl3
+) PTKNaOH = 23 + 16 + 1 = 40đvC
+) PTKFeCl3 = 56 + 3 x 35,5 = 162,5 đvC
Bài II:
1. Tính số mol của 11,2 gam sắt.
=> nFe = \(\frac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
2. Tính số mol của 1,12 lít khí hiđro(đktc)
=> nH2 = \(\frac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
3. Tìm khối lượng của 4,8 lít CO2 (đktc)
=> nCO2 = \(\frac{4,8}{22,4}=\frac{3}{14}\left(mol\right)\)
=> mCO2 = \(\frac{3}{14}.44=9,43\left(gam\right)\)
4. Tìm số mol của 11,1 gam CaCl2
=> ncaCl2 = \(\frac{11,1}{111}=0,1\left(mol\right)\)
Bài III
1. PTHH: Fe2O3 + 3H2 =(nhiệt)=> 2Fe + 3H2O
2. Ta có: nFe = \(\frac{16}{160}=0,1\left(mol\right)\)
a) Theo phương trình, nH2 = 0,1 x 3 = 0,3 (mol)
=> VH2(đktc) = \(0,3\times22,4=6,72\left(l\right)\)
b) Theo phương trình, nFe = 0,1 x 2 = 0,2 (mol)
=> mFe = 0,2 x 56 = 11,2 (gam)
Bài IV
1. Định luật bảo toàn khối lượng ( SGK)
2. a. KL A thể hiệ hóa trị (II)
nCu = 12,8 : 64 = 0,2 (mol)
gọi KL A là x ta có:
PTHH
A + CuSO4 \(\rightarrow\) ASO4 + Cu
\(\frac{4.8}{x}\) 0,2 0,2 \(\leftarrow\) 0,2
A = ASO4
\(\frac{4,8}{x}=0,2\)
\(\Rightarrow\) x = 4.8 : 0,2
x = 24
Vậy KL đó là Mg
Bài V
2. Thành phần % các nguyên tố trong Na2SO4
% Na = \(\frac{46}{142}\times100=32,4\left(\%\right)\)
% S = \(\frac{32}{142}\times100=22,5\left(\%\right)\)
% O2 = \(\frac{64}{142}\times100=45,07\left(\%\right)\)
Bài I
1.
a. Al2O3
b. Na2SO4
c. Ba(OH)2
2. Phân tử khối của NaOH là:
NaOH = 23 + 16 + 1
= 40
Phân tử khối của FeCl3 là:
FeCl3 = 56 + (35,5 x 2)
= 162,5
Bài III
1. PTHH
Fe2O3 + 2H2 \(\rightarrow\) 2Fe + 3H2O
0,1 0,2
2.
a. \(V_{H_2}=n\times22,4=0,2\times22,4=4,48\left(l\right)\)
b. Số gam sắt tạo thành sau phản ứng:
mFe = n x M = 0,2 x 56 = 11,2 (g)
Bài II
1. \(n_{Fe}=\frac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)
2. \(n_{H_2}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
3. \(n_{CO_2}=\frac{4,8}{22,4}=0,21\left(mol\right)\)
\(m_{CO_2}=0,24\times44=9,24\left(g\right)\)
4. \(n_{CaCl_2}=\frac{11,1}{111}=0,1\left(mol\right)\)
xl pn nhé mk chỉ giúp pn đk bấy nhiêu thoy, có j thì pn cứ nhờ pn Hoàng Tuấn Đăng ak. pn ấy giỏi hóa