Bài 8
5 lít khí X (đktc) có khối lượng là 7,59 gam. Đốt 3,4 gam khí X,thu được 2,24 lít khí lưu huỳnh đioxít (đktc) và 1,8 gam nước.
a) Tìm công thức hóa học của X.
b) Tính thể tích oxi (đktc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 5 lít khí X.
Bài 9 Nung hỗn hợp gồm 5,6g sắt và 1,6g lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. Tính thể tích hỗn hợp khí B (đktc) và thể tích dd HCl đã dùng.
Bài 10 Cho 10,8g kim loại chưa biết hóa trị tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng. Chú ý: Biện luận hóa trị của kim loại lần lượt là I, II, III để chọn kim loại phù hợp.
bài 8
a)5 lít X nặng 7,59 gam -> 3,4 gam X có thể tích =5.3,4/7,59=2,24 lít
-> nX=2,24/22,4=0,1 mol
Đốt 3,4 gam khí X thu được 0,1 mol khí SO2 và H2O
-> Trong X chứa 0,1/0,1=1 nguyên tử S
Vì đốt X thu được H2O nên X chứa H và có thể có O -> X có dạng HaObS
Ta có : MX=3,4/0,1=34 -> a+16b+32=34 -> a+16b=2 -> a=2; b=0
Khí X là H2S
b)
Phản ứng:
H2S + 1,5 O2 -> H2O + SO2
5 lít 7,5 lít
-> V O2=7,5 lít
bài 9
a, Fe+S->FeS
FeS+2HCl-> FeCl2 + H2S
Fe + 2HCl -> FeCl2 +H2
b, nFe = nS = 1.6/32=0.05 mol
mà nFe =5.6/56=0.1 mol => Fe dư
nFe dư = 0.05 mol
Theo pt (2)(3) ta có: nHCl = 0.05*2+0.05*2= 0.2 mol
V=0.2/1=0.2M
bài 10
a,Khi cho kim loại M(hóa trị 3) tác dụng với clo thì ta có pthh:
2M+3Cl2→→2MCl3(1),
theo đề bài và pthh(1) ta có:
10,8m\10,8m =53,4\m+35,5×353,4m+35,5×3
⇒⇒m×53,4=m×10,8+1150,2
m=27(Al).Vậy kim loại M cần tìm là Al