Bài 6 nêu ý nghĩa CTHH của
1.Fe2(SO4)3. 2.fe(NO3)2. 3.Zn(NO3)2. 4.CaCO3. 5.Al2(SO4)3 6.Mg(HCO3)2
Bài 7. Một hợp chất phân tử gồm 2 ngtử của ngtố x liên kết với 1 ngtử Oxi và có PTK bằng 62 đvc x là nguyên tố nào? Viết công thức của hợp chất trên
Bài 8 nguyên tử khối của nguyên tử A nặng gấp 2 lần nguyên tử B nguyên tử Magie nặng gấp 1,5 lần nguyên tử B hãy tìm tên và kí hiệu của nguyên tố A và B
Bài 6:
1. Fe2(SO4)3
- sắt III sunfat được cấu tạo từ 3 nguyên tố: Fe, S và O
- 1 phân tử sắt III sunfat gồm: 2 nguyên tố Fe, 3 nguyên tố S và 12 nguyên tố O
- \(PTK_{Fe_2\left(SO_4\right)_3}=56\times2+3\times\left(32+16\times4\right)=400\left(đvC\right)\)
2. Fe(NO3)2
- sắt II nitrat được cấu tạo từ 3 nguyên tố: Fe, N, và O
-1 phân tử sắt II nitrat gồm: 1 nguyên tử Fe, 2 nguyên tử N và 6 nguyên tử O
- \(PTK_{Fe\left(NO_3\right)_2}=56+2\times\left(14+16\times3\right)=180\left(đvC\right)\)
3. Zn(NO3)2
- kẽm nitrat được cấu tạo từ 3 nguyên tô: Zn, N và O
- 1 phân tử kẽm nitrat gồm: 1 nguyên tử Zn, 2 nguyên tử N và 6 nguyên tử O
- \(PTK_{Zn\left(NO_3\right)_2}=65+2\times\left(14+16\times3\right)=189\left(đvC\right)\)
4. CaCO3
- canxi cacbonat được cấu tạo từ 3 nguyên tố: Ca, C và O
- 1 phân tử canxi cacbonat gồm: 1 nguyen tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O
- \(PTK_{CaCO_3}=40+12+16\times3=100\left(đvC\right)\)
5. Al2(SO4)3
- nhôm sunfat được cấu tạo từ 3 nguyên tố: Al, S và O
- 1 phân tử nhôm sufat gồm: 2 nguyên tử Al, 3 nguyên tử S và 12 nguyên tử O
- \(PTK_{Al_2\left(SO_4\right)_3}=27\times2+3\times\left(32+16\times4\right)=342\left(đvC\right)\)
6. Mg(HCO3)2
- magie hydro cacbonat được cấu tạo từ 4 nguyên tố: Mg, H, C và O
- 1 phân tử magie hydro cacbonat gồm: 1 nguyên tử Mg, 2 nguyên tử H, 2 nguyên tử C và 6 nguyên tử O
- \(PTK_{Mg\left(HCO_3\right)_2}=24+2\times\left(1+12+16\times3\right)=146\left(đvC\right)\)
Bài 7:
Gọi CTHH của hợp chất là X2O
Ta có: \(PTK_{X_2O}=62\left(đvC\right)\)
\(\Leftrightarrow2NTK_X+16=62\)
\(\Leftrightarrow NTK_X=\frac{62-16}{2}=23\left(đvC\right)\)
Vậy X là natri Na
CTHH của hợp chất là Na2O
Bài 8:
Ta có: \(NTK_{Mg}=1,5NTK_B\)
\(\Leftrightarrow24=1,5NTK_B\)
\(\Leftrightarrow NTK_B=\frac{24}{1,5}=16\left(đvC\right)\)
Vậy B là oxi O
Ta có: \(NTK_A=2NTK_B=2\times16=32\left(đvC\right)\)
Vậy A là lưu huỳnh S