Bài 23: Với mỗi loại phản ứng sau đây hãy dẫn ra một phản ứng hoá học để minh hoạ:
a. Phản ứng phân huỷ
b. Phản ứng hoá hợp
c. Phản ứng cháy
d. Phản ứng oxi hoá chậm
Bài 24: Viết 4 PTHH mà sản phẩm là:
a. oxit kim loại
b. oxit phi kim
c. oxit và nước
Bài 25: Có hỗn hợp khí gồm 0,5 mol H2; 1,5 mol O2; 1 mol CO2; 2 mol N2. Hãy xác định:
a. Thể tích hỗn hợp khí ở đktc
b. Khối lượng của hỗn hợp khí.
c. Tống số phân tử có trong hỗn hợp.
Bài 26: Trong các oxit sau đây, oxit nào tan được trong nước? Viết PTPƯ và gọi tên chất sản phẩm tạo thành: SO3; CO; CuO; Na2O; CaO; CO2; Al2O3.
Bài 27: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi?
Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?
Câu 28: Chỉ ra công thức viết SAI :
A. MgO C. P2O5
B. FeO2 D. ZnO
Câu 29:Trong các dãy chất sau, dãy nào chỉ có các oxit ?
A. SO2, CH4O, P2O5 B. CO2, Al2O3, Fe3O4
C. CuO, Fe2O3, H2O D. CO, ZnO, H2SO4.
Bài 30: Trình bày tính chất hoá học của khí oxi, mỗi tính chất viết 4 PTHH để minh hoạ?
Bài 23:
a, Phản ứng phân huỷ: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
b, Phản ứng hoá hợp: 2Ca + O2 → 2CaO
c, Phản ứng cháy: 2Cu + O2 → 2CuO
d, Phản ứng oxi hoá chậm: 4Fe +3O2 → 2Fe2O3
Mik ko chắc lắm~
Bài 30:
Tính chất 1: Kim loại( trừ Au, Pt) + Oxi → Oxit kim loại
VD. 2Cu + O2 → 2CuO
2Mg + O2 → 2MgO
2Zn + O2 → 2ZnO
2Ca + O2 → 2CaO
Tính chất 2: Phi kim khác + Oxi → Oxit phi kim
VD.4 P + 5O2 → 2P2O5
C + O2 → CO2
S + O2 → SO2
2H2 + O2 → 2H2O
Tính chất 3: Hợp chất + Oxi → CO2 + H2O
VD. CH4 + 2O2→ CO2 + 2H2O
2C2H6 + 7O2 → 4CO2 + 6H2O
2C4H10 + 13O2 → 8CO2 + 10H2O
4CxHy + (4x+y)O2 → 4xCO2 + 2yH2O
Tick nha~
Bài 27: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi?
Trả lời: Dựa vào tính chất vật lý: Ko tan trong nước của oxi
Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?
Trả lời: Dựa vào tính chất vật lý: nặng hơn ko khí của oxi
Tick nha~
26.
SO3 + H2O → H2SO4 ( axit sunfuric )
Na2O + H2O → 2NaOH ( natri hiđôxit )
CaO + H2O → Ca(OH)2 ( canxi hiđôxit )
CO2 + H2O → H2CO3 ( axit cacbonic )