Bài 2: TIẾT KIỆM
1. Thế nào là tiết kiệm? Nêu những biểu hiện của tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm.
2. Em đã làm những gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH về thực hiện tiết kiệm?
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật
2. Là học sinh em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào khi ở trường , lớp?
3. Em nghĩ gì với 2 hành vi sau đây:
Hành vi1: Mỗi khi đến nga tư có tín hiệu đèn đỏ, Hai hay đi xe vượt đèn đỏ
Hành vi2:Thái hay nói chuyện trong lớp, ko nghe giảng bài
Bài 6: BIẾT ƠN
1. Biết ơn là gì? Ý nghĩa của biết ơn. Em rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
2. Nêu những câu ca dao tục ngữ thể hiện lòng biết ơn và chình bày ý hiểu của em về những câu ca dao đó.
Bài 8: SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI
1. Thế nào là sống chan hòa với mọi người? Ý nghĩa của sống chan hòa
2. Tình huống: Trong lớp 6A có 2 bạn Hoa và Lan. Hoa sống cởi mở quan tâm đến mọi người, ngược lại Lan thì sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân ko tham gia các hoạt động của trường của lớp.
a) Em hãy nhận xét cách sông của Hoa và Lan
b) Nếu là bạn của Lan em sẽ làm gì?
Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Theo em thế nào là mục đích học tập đúng đắn? Vì sao học sinh hải biết xác định học tập đúng đắn?
2. Tại sao phải biết kết hợp mục đích học tập vì bản thân mình
vì xã hội
vì gia đình
Bài 2: TIẾT KIỆM
1. Thế nào là tiết kiệm? Nêu những biểu hiện của tiết kiệm? Ý nghĩa của tiết kiệm.
=> Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức , hợp lý của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình là của người khác
* Biểu hiện :
- Không lãng phí tiền của Nhà nước , của gia đình và của bản thân
- Chi tiêu có kế hoạch
- Biết quý trọng thời gian
- Làm việc có khoa học
* Ý nghĩa
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình , cho gia đình và cho xã hội
- Thể hiện sự trân trọng sức lao động , của cải của bản thân và của người khác
2. Em đã làm những gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm tấm gương đạo đức HỒ CHÍ MINH về thực hiện tiết kiệm?
=> Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau
- Nâng cao ý thức tổ chức và kỉ luật
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật
=> Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
* Ý nghĩa :
Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội cókỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.
2. Là học sinh em đã tôn trọng kỉ luật như thế nào khi ở trường , lớp?
=> + Có ý thức rèn luyện, tổ chức kỉ luật
+ Thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp đề ra
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp
+ Dân chủ nhưng có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp
3. Em nghĩ gì với 2 hành vi sau đây:
Hành vi1: Mỗi khi đến nga tư có tín hiệu đèn đỏ, Hai hay đi xe vượt đèn đỏ
=> Hai không tôn trọng kỉ luật , vi phạm luật an toàn giao thông
Hành vi2:Thái hay nói chuyện trong lớp, ko nghe giảng bài
=> Thái không tôn trọng cô giáo và các bạn
Bài 6: BIẾT ƠN
1. Biết ơn là gì? Ý nghĩa của biết ơn. Em rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
=> Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình , những người có công với dân tộc , đất nước
* Ý nghĩa :
- Là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp , lành mạnh giữa con người với con người
2. Nêu những câu ca dao tục ngữ thể hiện lòng biết ơn và chình bày ý hiểu của em về những câu ca dao đó.
=> Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già
Cầm cần rau cá ngược xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già
Xiết bao bú mớm bù chì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì
Trông lên thấy đạo cha già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành
Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi
Thuyền không bánh lái thuyền quày
Con không cha mẹ, ai bày con nên
Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con
Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo
Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Có con mới rõ sự tình
Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao!
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con