Hướng dẫn soạn bài Chiếu rời đô - Lí Công Uẩn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Giang

Bài 2: Hãy đọc lời nhận xét sau:

“Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm tự khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu trong cảnh giam cầm, hổ chỉ cần biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự tại thuở ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ân oán: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

a) Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

b) Em hãy chép nguyên văn 4 câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Nêu lí do vì sao em thích?

c) Câu thơ “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì?

d) Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Tran Giang
27 tháng 1 2022 lúc 11:30

bày mink câu b với:((

 

︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 14:05

Tham Khảo

1, Lời nhận xét viết về bài thơ "Nhớ rừng". Tác giả: Thế Lữ

2, 4 câu thơ em thích nhất trong bài thơ "Nhớ rừng":

"Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt"

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Hình ảnh ấy mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ, trời đất bất diệt. Điệp ngữ "Nào đâu" cùng câu hỏi tu từ đã thể hiện được khí thế hiên ngang và tầm vóc lớn lao của chúa sơn lâm đã thể hiện được cảm xúc đau đớn và sự hoài niệm của hổ về quá khứ hùng vĩ. Đây cũng chính là tâm trạng của người dân VN mất nước lúc bấy giờ.

Câu 3:

Câu "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!" là câu cảm thán. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc khổ đau, tuyệt vọng tột cùng của chúa sơn lâm về quá khứ vàng son và nơi rừng rậm hùng vĩ, cuộc sống tự do mà nó từng thuộc về.

Cau 4:

Ta nói, bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Bởi vì hình ảnh chúa sơn lâm nị nhốt trong sở thú chỉ là hình ảnh mang tính tượng trưng để tác giả truyền tải thông điệp của mình. Trên thực tế, lúc đó, nhân dân Việt Nam đang chịu ách đô hộ khổ sở của thực dân Pháp, chịu cảnh áp bức nô lệ, đánh mất tự do và cuộc  sống bình thường của mình.

Theo em, để thể hiện lòng yêu nước của mình thì thế hệ trẻ ngày nay cần học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức và kỷ luật thật tốt. Tiếp theo, thế hệ trẻ cần tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước, tăng cường hiểu biết, không bị những đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo, gây kích động chống phá Đảng và Nhà nước nhân dân Việt Nam. Cuối cùng, các bạn học sinh cần làm những việc tốt có ích cho cộng đồng, nêu gương thế hệ trẻ thi đua làm việc tốt.


Các câu hỏi tương tự
Tran Giang
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Chương Hồng Phương
Xem chi tiết
Phàn Tử Hắc
Xem chi tiết
Mao JaKy
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Hoàng Anh Tuấn
Xem chi tiết
trang mai
Xem chi tiết