Ôn tập toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Quang Hiếu

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BA = BD.Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt AC tại E

a) Cho AB = 5cm, AC= 7cm, tính BC ?

b) CM: tam giac ABE = tam giac DBE

c) Gọi F là giao điểm của DE và BA, chứng minh EF = EC

d) CM : BE là trung trực của đoạn thẳng FC

Lê Vương Kim Anh
23 tháng 5 2017 lúc 21:19

a) Vì: \(\Delta ABC\) vuông tại A

=> \(BC^2=AB^2+AC^2\)

hay \(BC^2=5^2+7^2\)

\(BC^2=25+49\)

\(BC^2=74\)

=> \(BC=\sqrt{74}\)

b) Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta DBE\) có:

BA = BD (gt)

\(\widehat{BAE}=\widehat{BDE}\) ( = 900)

BE (chung)

Do đó: \(\Delta ABE=\Delta DBE\left(c-g-c\right)\)

c) Vì \(\Delta ABE=\Delta DBE\) (cmt)

=> AE = DE (hai cạnh tương ứng)

Xét \(\Delta EAF\)\(\Delta EDC\) có:

\(\widehat{AEF}=\widehat{DEC}\) (đối đỉnh)

AE = DE (cmt)

\(\widehat{FAE}=\widehat{CDE}\) = 900

Do đó: \(\Delta EAF=\Delta EDC\) (g-c-g)

=> EF = EC (hai cạnh tương ứng)

d) Vì \(\Delta ABE=\Delta DBE\) (cmt)

=> \(\widehat{ABE}=\widehat{DBE}\) (hai góc tương ứng)

=> BE là tia phân giác \(\widehat{B}\)

\(\Delta AEF=\Delta DFC\) (cmt)

=> AF = DC (hai cạnh tương ứng)

mà BA = BD

Do đó: BA + AF = DC + BD

hay BF = BC

=> \(\Delta BFC\) cân tại B

mà BE là tia phân giác \(\widehat{B}\)

=> BE là đường trung trực của đoạn thẳng FC

Nguyễn Thị Thu
23 tháng 5 2017 lúc 21:24

a. Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC ( góc A=90o) có:

BC2 = AB2+AC2

=> BC = \(\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{5^2+7^2}=\sqrt{25+49}=\sqrt{74}\)(cm)

Vậy BC = \(\sqrt{74}\) cm

b. Xét tam giác ABE và tam giác DBE (góc BAE=góc BDE=90o ) có:

BE chung

BA = BD (gt)

=> tam giác ABE = tam giác DBE (cạnh huyền-cạnh góc vuông)

c. Xét tam giác AEF và tam giác DEC có:

Góc AEF = góc DEC (đối đỉnh)

AE = DE (tam giác ABE=tam giác DBE)

Góc EAF = góc EDC ( =90o)

=> tam giác AEF = tam giác DEC (g.c.g)

=> EF = EC

d. Ta có: BF = AB+AF

BC = BD+CD

Mà AB=BD(gt)

AF=CD (tam giác AEF=tam giác DEC)

=> BF=BC. (1)

Mặt khác, EF = EC (câu c) (2)

Từ (1) và (2) => BE là trung trực của FC (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
Trần Duy Lộc
Xem chi tiết
Quốc Hưng
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Duy Anh Vũ
Xem chi tiết
Bảo Ngọc cute
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết