Ông đồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hiền Nguyễn

BÀI 1

Cho khổ thơ sau:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

(Ông đồ - Vũ  Đình Liên)

Câu 1: Nêu mục đích nói của câu thơ sau:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?”

Câu 2: Tìm trường từ vựng có trong đoạn thơ.

Câu 3: Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ (trong đó có sử dụng thán từ).

BÀI 2: Bài thơ “Ông đồ” có sử dụng nghệ thuật kết cấu đầu cuối tương ứng. Em hãy chỉ ra kết cấu ấy và nêu tác dụng.

Bài 3: Trong bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên gọi “ông đồ già”, “ông đồ xưa”. Cách gọi ấy khác nhau như thế nào?

giúp mink với ạ:<<🥺💦

Trần Đức Huy
2 tháng 2 2022 lúc 17:30

Tham khảo

Câu 1: Mục đích của câu nói là hình ảnh ông đồ đang dần trở nên phai mờ trong kí ức mỗi người

Câu 2:Trường từ vựng là sách vở( có : viết,giấy,mực,nghiên)

Cau3:Nếu hai khổ thơ đầu nói về khung cảnh tấp nập của không gian đi xin chữ với cảnh nhộn nhịp, đông vui, thì đến hai khổ thơ sau tác giả lại thể hiện một nỗi buồn man mác, đó là cảnh vật cũng đang dần xa vắng đi, mỗi năm khách đến viết chữ lại vắng, người thuê viết, tác giả tự hỏi nay đâu, không thấy, và những nghiêng mực, và tàu giấy đỏ nay không còn tươi thắm như trước nữa, nó đang đọng lại những nỗi sầu không lối, tất cả những hình ảnh đó đã thể hiện một cảm xúc dạt dào trong con mắt của thi sĩ, tác giả đang thể hiện sự tiếc nuối của những giá trị truyền thống, con người đang dần mất đi những nét cổ truyền và giá trị về cội nguồn. Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Việt Nam, trong những truyền thống đó con người cũng đang dần bị mai một đi giá trị về cội nguồn, hình ảnh ông đồ đang buồn man mác, với sự xa vắng, xưa và nay, hình ảnh đó đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc: Ông đồ vẫn ngồi đó Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Hình ảnh ông đồ đang bị lạc lõng trong cuộc đời, không gian rộng lớn đó, con người đang dần lãng quên đi hình ảnh ông đồ, ông đồ vẫn đang ngồi đó trên nghiêng bút và tấm mực tàu, nhưng nay người viết đã đi đâu hết rồi chỉ còn lại hình ảnh của ông đồ xưa, ngoài trời từng chiếc lá bay rơi rụng trên giấy, nhưng tâm hồn của chính tác giả, cũng đang thể hiện một cái nhìn mới mẻ về sự vật và nó thể hiện sự man mác trong tâm hồn của chính tác giả.

Bài 2:Bài thơ có kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng. Mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, tương phản rõ nét, làm nổi bật chủ đề của bài thơ, từ đó khơi gợi cảm xúc trong lòng người đọc về một văn hóa truyền thống giờ đây đã bị thay đổi. Quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học

Bài 3:

Ông đồ giàxuất hiện trong khổ thơ đầu, gọi theo tuổi tác, thể hiện sự tôn trọng, gợi về thời gian của phong tục viết câu đối Tết và thưởng thức câu đối.

Ông đồ xưaxuất hiện trong khổ thơ cuối, của thời đã qua. Cách gọi này thể hiện hình ảnh ông đồ đã lùi hẳn vào quá khứ, gợi được sự thương cảm, xót xa.


Các câu hỏi tương tự
Hiền Nguyễn
Xem chi tiết
Pham Do Ha An
Xem chi tiết
Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Theooo Phun
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
Châuu
Xem chi tiết
Lê Thị Quý Uyên
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết