Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phương Thảo

Bài 1: viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của e về khổ 2 bài thơ :Quê hương". Câu cuối là 1 câu cảm thán, trong đoạn có 1 câu nghi vấn

Bài 2: Vẻ đẹp của Bác đc thể hiện ntn qua 2 câu thơ 3,4 bài "Tức cảnh Pác Bó"

bài 3: qua bài thơ Ngắm trăng, e thấy h/ả nhà thơ hiện ra ntn?

Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:27

Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa rõ nét không gian ra khơi với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng như vẽ lên trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh tràn đầy sức sống, lí tưởng và hứa hẹn. Hình ảnh “con tuấn mã” khỏe khoắn, mới mẻ trong thơ cùng những động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã thể hiện phần nào nhịp đời lao động hăng say, khéo léo tôn vinh vẻ đẹp của con người, của cuộc sống. So sánh giữa giữa cái hữu hình là cánh buồm và cái vô hình là mảnh hồn làng, hình ảnh đã vốn lãng mạn sao giờ lại lớn lao, bay bổng và thiêng liêng đến thế! Cái tài của Tế Hanh hòa nhịp của bút pháp riêng biệt khiến cho Hoài Thanh cũng phải trầm trồ: “Tế Hanh đã làm cho người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm, như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương”

Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:28

điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.



Huong San
21 tháng 4 2018 lúc 20:15

Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa rõ nét không gian ra khơi với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng như vẽ lên trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh tràn đầy sức sống, lí tưởng và hứa hẹn. Hình ảnh “con tuấn mã” khỏe khoắn, mới mẻ trong thơ cùng những động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã thể hiện phần nào nhịp đời lao động hăng say, khéo léo tôn vinh vẻ đẹp của con người, của cuộc sống. So sánh giữa giữa cái hữu hình là cánh buồm và cái vô hình là mảnh hồn làng, hình ảnh đã vốn lãng mạn sao giờ lại lớn lao, bay bổng và thiêng liêng đến thế! Cái tài của Tế Hanh hòa nhịp của bút pháp riêng biệt khiến cho Hoài Thanh cũng phải trầm trồ: “Tế Hanh đã làm cho người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm, như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương”

Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:26
Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.
Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 12:27

Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Chỉ vẻn vẹn 6 câu thơ nhưng đã mang một tình cảm yêu quê hương da diết, sự nhiệt huyết của dân chài căng buồm ra khơi. Điều đó được tác giả Tế Hanh chỉ rõ qua bài thơ Quê hương. Bắt đầu câu thơ mở ra một không gian khoáng đạt nơi với "trời trong","gió nhẹ","mai hồng" đây là lúc ở nơi làng chài nhỏ kia dân trai tráng đang tấp nập ra khơi. Tg khéo léo sử dụng biện pháp so sánh ví chiếc thuyền như "con tuấn mã" thể hiện sức chạy nhanh của con thuyền tựa như bay. Cùng với đó là từ "phăng" thể hiện dứt khoát của con thuyền cùng tinh thần của những người dân chài. Néu như người ta thường so sánh những thứ hữu hình với nhau thì tác giả lại so sánh chúng với những thứ vô hình. Đây là sự bộc phá trong thơ tác giả nhưng điều sâu sắc hơn câu văn thể hiện người dân chài mang theo niềm tin, hơi thở của dân làng biến nó thánh sức mạnh của ngư dân. Bằng biện pháp nhân hoá tg đã thổi hồn cho con thuyền, để đưa cánh buồm đi đến nơi có gió đại dương. Câu thơ gắn gọn nhưng đã đưa lại cả một niềm thương nỗi nhớ cho đứa con xa quê

❤Cô nàng ngốc ❤
20 tháng 4 2018 lúc 16:49

Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa rõ nét không gian ra khơi với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng như vẽ lên trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh tràn đầy sức sống, lí tưởng và hứa hẹn. Hình ảnh “con tuấn mã” khỏe khoắn, mới mẻ trong thơ cùng những động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã thể hiện phần nào nhịp đời lao động hăng say, khéo léo tôn vinh vẻ đẹp của con người, của cuộc sống. So sánh giữa giữa cái hữu hình là cánh buồm và cái vô hình là mảnh hồn làng, hình ảnh đã vốn lãng mạn sao giờ lại lớn lao, bay bổng và thiêng liêng đến thế! Cái tài của Tế Hanh hòa nhịp của bút pháp riêng biệt khiến cho Hoài Thanh cũng phải trầm trồ: “Tế Hanh đã làm cho người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm, như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương”


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Phương Linh
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết
Phương Nguyên
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vy
Xem chi tiết
Gojo Satoru
Xem chi tiết
Trieu Minh
Xem chi tiết
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết