CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Nè

Bài 1: Sử dụng quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tố trong các hợp chất sau:
H2SO4 BaCl2 AgNO3 Ca(OH)2 H2S Fe(OH)3 Fe(NO3)2
BaSO4 Na3PO4 Al2(SO4)3
Bài 2: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở đktc theo sơ đồ phản ứng sau: P + O2 P2O5
a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu?
b) Tính khối lượng sản phẩm thu được.
Bài 3: Cho 13g Zn tác dụng với 0,3 mol HCl sau khi kết thúc phản ứng thu được muối kẽm Clorua( ZnCl2 ) và khí H2.
a) Viết và cân bằng PTPƯ và cho biết sau khi kết thúc phản ứng thì chất nào còn dư và nếu dư thì dư với khối lượng bao nhiêu?.
b) Tính thể tích của H2 thu được.
Bài 4: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo PTHH:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nếu cho 11,2 g sắt vào 40g dung dịch CuSO4 tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng?
Bài 5: Cho 22,4g sắt tác dụng với 24,5g dd axit H2SO4 theo sơ đồ phản ứng sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
a. Tính thể tích khí hidro thu được (ở đktc)
b. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 6: Người ta cho 26g kẽm tác dụng với 49g H2SO4 sau phản ứng thu được muối ZnSO4 , khí hidro và chất còn dư
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra
b. Tính thể tích khí sinh ra (ở đktc)
c. Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng.
Bài 7: Khí A có công thức tổng quát là RO2 . Biết 1,5862. Hãy xác định công thức của A.
Bài 8: Có các khí sau: SO3, C3H6 . Hãy cho biết các khí trêm nặng hay nheh hơn không khí bao nhiêu lần?
Bài 9: Có thể thu những khí nào vào bình (từ những thí nghiệm trong phòng thí nghiệm): Khí Hidro, khí clo, khí cacbon đioxit (CO2) , khí metan (CH4) bằng cách:
a.Đặt đứng bình thu
b. Đặt ngửa bình thu
Giải thích?

B.Thị Anh Thơ
26 tháng 3 2020 lúc 19:31

Bạn chia nhỏ câu hỏi ra nha

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thu Dương
27 tháng 3 2020 lúc 0:26

Bài 1:dài nên lười
Bài 2:

CHƯƠNG III. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC


Bài 3:

a)\(Zn+2HCl-->ZnCl2+H2\)

\(n_{Zn}=\frac{13}{65}=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{Zn}\left(\frac{0,2}{1}\right)>n_{HCl}\left(\frac{0,3}{2}\right)\Rightarrow Zndư\)

\(n_{Zn}=\frac{1}{2}n_{HCl}=0,15\left(mol\right)\)

\(n_{Zn}dư=0,2-0,15=0,05\left(mol\right)\)

\(m_{Zn}dư=0,05.65=3,25\left(g\right)\)

b)\(n_{H2}=\frac{1}{2}n_{HCl}=0,15\left(mol\right)\)

\(V_{H2}=0,15.22,4=3,36\left(l\right)\)
Bài 4:

\(Fe+CuSO4-->Cu+FeSO4\)

\(n_{Fe}=\frac{11,2}{56}=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{CuSO4}=\frac{40}{160}=0,25\left(mol\right)\)

\(=>CuSO4\) dư.Tính theo n Fe

\(n_{Cu}=n_{Fe}=0,2\left(mol\right)\)

\(m_{Cu}=0,2.64=12,8\left(g\right)\)
Bài 5:

a)\(Fe+H2SO4--->FeSO4+H2\)

\(n_{Fe}=\frac{22,4}{56}=0,4\left(mol\right)\)

\(n_{H2SO4}=\frac{24,5}{98}=0,25\left(mol\right)\)

=>Fe dư

\(n_{H2}=n_{H2SO4}=0,25\left(mol\right)\)

\(V_{H2}=0,25.22,4=5,6\left(l\right)\)

b)chất còn lại là Fe dư và FeSO4

\(n_{Fe}=n_{H2SO4}=0,25\left(mol\right)\)

\(n_{Fe}dư=0,4-0,25=0,15\left(mol\right)\)

\(m_{Fe}dư=0,15.56=8,4\left(g\right)\)

\(n_{FeSO4}=n_{H2SO4}=0,25\left(mol\right)\)

\(m_{FeSO4}=0,25.152=38\left(g\right)\)
Bài 6:

a)\(Zn+H2SO4-->ZnSO4+H2\)

b)\(n_{Zn}=\frac{26}{65}=0,4\left(mol\right)\)

\(n_{H2SO4}=\frac{49}{98}=0,5\left(mol\right)\)

=>H2SO4 dư

\(n_{H2}=n_{Zn}=0,4\left(mol\right)\)

\(V_{H2}=0,4.22,4=8,96\left(l\right)\)

c)\(n_{H2SO4}=n_{Zn}=0,4\left(mol\right)\)

\(n_{H2SO4}dư=0,5-0,4=0,1\left(mol\right)\)

\(m_{H2SO4}dư=0,1.98=9,8\left(g\right)\)
Bài 7: . Biết 1,5862???
Bài 8:

\(d_{\frac{SO3}{kk}}=\frac{80}{29}=2,75\)

Vậy SO3 nặng hơn kk 2,75 lần

\(d_{\frac{C3H6}{kk}}=\frac{42}{29}=1,45\)

Vậy C3H6 nặng hơn kk 1,45 lần

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan Quỳnh Hảo
Xem chi tiết
Hương Giang
Xem chi tiết
Lucchiki
Xem chi tiết
hường
Xem chi tiết
Rin Bùi Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Quyền Em
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Uyên
Xem chi tiết