Chương I- Cơ học

Trần Thị Kiều Oanh

Bài 1. Một chai nước ngọt có ghi 400g. Biết dung tích của chai nước là 300cm3. Hãy tính khối lượng riêng của nước ngọt trong chai theo đơn vị kg/m3?
Bài 2. 2000g bột giặt ÔMÔ có thể tích 1,8cm3. Tính khối lượng riêng của bột giặt ÔMÔ?
Bài 3. Biết 62,5 lít dầu ăn có khối lượng 50kg. Tính trọng lượng riêng của dầu ăn?
Bài 4. Biết 45000cm3 nước có khối lượng 45kg. Tính trọng lượng riêng của nước?
Bài 5. Biết 25 lít gạo có khối lượng 30 kg.
a, Tính khối lượng riêng của gạo? Tính thể tích của 1 tấn gạo?
b, Tính trọng lượng của một đống gạo 4m3
Bài 6. Biết 0,0125m3 dầu ăn có khối lượng 10 kg.
a, Tính khối lượng riêng của dầu ăn? Tính thể tích của 3kg dầu ăn?
b, Tính trọng lượng của 2 lít dầu ăn

Bài 7. Một bình chia độ có dung tích 100cm3 có ĐCNN là 1cm3 chứa 70cm3 nước, khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước dâng lên và tràn ra ngoài 15cm3 nước. Hũn dỏ cú kh?i lu?ng là 91g.
a. Thể tích của hòn đá?
b. Tính khối lượng riêng của hòn đá? Tính trọng lượng riêng của hòn đá?


Bài 8. Thả hòn đá vào một bình có thể tích 800 cm3 nước trong bình đang chỉ vạch 400 cm3 thì thấy nước dâng lên và tràn ra 100 cm3. Biết khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Tính khối lượng của hòn đá? Tính trọng lượng của hòn đá?
Bài 9. Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 900 cm3 đang chứa 0,6 dm3 thì thấy nước dâng lên đến vạch 800 cm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Tính khối lượng của hòn bi sắt?
Bài 10. Thả một vật bằng chì vào một bình có thể tích 1 lít đang chứa 0,3 dm3 thì thấy nước dâng lên đến vạch 0,7dm3. Biết khối lượng riêng của chì là 11300kg/m3. Tính trọng lượng của vật làm bằng chì?
Bài 11. Đặt vật bằng sắt lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 1 quả cân 1kg, 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100g. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Tính thể tích của vật?
Bài 12. Đặt vật bằng đồng lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 2 quả cân 500g, 1 quả cân 200g, 1 quả cân 100g. biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3. Tính thể tích của vật?
Bài 13. Đặt vật A lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 2 quả cân 1kg, 1 quả cân 0,2 kg, 1 quả cân 100g và 2 quả cân 20g. Tìm khối lượng của vật A?
Sau đó, thả vật A không thấm nước vào một bình có thể tích 700 cm3 đang chứa 500 cm3 thì thấy nước dâng lên và tràn ra 100 cm3. Tính thể tích của vật A? Tính khối lượng riêng của vật A?
Bài 14. Đặt vật A lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 3 quả cân 1kg, 2 quả cân 0,2 kg, 1 quả cân 100g và 3 quả cân 20g. Tìm khối lượng của vật A?
Sau đó, thả vật A không thấm nước vào một bình có thể tích 800 cm3 đang chứa 600 cm3 thì thấy nước dâng lên và tràn ra 200 cm3. Tính thể tích của vật A? Tính trọng lượng riêng của vật A?
Bài 15. Đặt vật A lên đĩa cân bên trái của cân Robecvan và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phải muốn cân thăng bằng ta phải đặt 3 quả cân 100g, 1 quả cân 0,2 kg, 1 quả cân 20g. Sau đó, thả vật A không thấm nước vào một bình có thể tích 1 dm3 đang chứa 500 cm3 thì thấy nước dâng lên vạch 700 cm3. Tính trọng lượng riêng của chất làm vật A?
Bài 16. Khi treo một cái chai đựng 1 lít nước vào một lực kế khi đó kim của lực kế chỉ 20N, biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính khối lượng của chai khi không đựng nước?
Bài 17. Khi treo một cái chai đựng 1 dm3 dầu ăn vào một lực kế khi đó kim của lực kế chỉ 20N, biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3. Tính khối lượng của chai khi không đựng nước?
Bài 18 : Một chiếc thùng bằng nhôm có kích thước 200 cm × 750 cm × 500 cm có khối lượng là 675 kg . Xác định thể tích của phần rỗng trong thùng đó. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2,7 g/cm3 .
Bài 19 : Một chiếc thùng bằng gỗ có kích thước 200 cm × 700 cm × 400 cm có khối lượng là 500 kg . Xác định thể tích của phần rỗng trong thùng đó. Biết khối lượng riêng của gỗ là 0,8 g/cm3 .
Bài 20 : Một viên bi bằng sắt có khối lượng 156 gam , bỏ viên bi đó vào trong một bình tràn thì nước tràn ra là 300 cm3 . Hỏi viên bi đó đặc hay rỗng ? Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 .
Bài 21: Một đống cát có khối lượng là 7,5 tấn , có thể tích là 5 m3 . Hãy xác định trọng lượng riêng của cát
Bài 22: a. Biết 10 dm3 cát có khối lượng là 15 kg . Hãy xác định trọng lượng của 4 m3 cát
b. Tính thể tích của đống cát có khối lượng là 9000 kg .
Bài 23 : Người ta thả một viên bi đặc bằng sắt vào một bình chia độ có mực chất lỏng đang ở vạch 150 cm3, chất lỏng trong bình dâng lên vạch 250 cm3 . Tính khối lượng của viên bi . Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 .
Bài 24 : Một thanh sắt có thể tích là 20 dm3 có khối lượng là 15,6 kg . Tính khối lượng riêng của sắt ?
Bài 25 : Một chiếc thùng bằng sắt có kích thước 300 cm × 600 cm × 500 cm. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 . Tính khối lượng của thùng? Trọng lượng của thùng?

Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:13

Bài 1: Tóm tắt:

\(m=400g=0,4kg\\ V=300cm^3=0,0003m^3\\ \overline{D=?kg/m^3}\)

Giải:

Khối lượng riêng của nước ngọt là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,4}{0,0003}\approx1333,3\left(kg/m^3\right)\)

Vậy khối lượng riêng của nước ngọt là: 1333,3kg/m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:16

Bài 2:Tóm tắt:

\(m=2000g=2kg\\ V=1,8cm^3=0,0000018m^3\\ \overline{D=?}\)

Giải:

Khối lượng riêng của bột giặc là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{2}{0,0000018}=1111111,111\left(kg/m^3\right)\)

Vậy:...

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:19

Bài 3: Tóm tắt:

\(V=62,5l=0,0625m^3\\ m=50kg\\ \overline{d=?}\)

Giải:

Trọng lượng của lượng dầu ăn đó là:

\(P=10.m=10.50=500\left(N\right)\)

Trọng lượng riêng của dầu ăn là:

\(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{500}{0,0625}=8000\left(N/m^3\right)\)

Vậy: trọng lượng riêng của dầu ăn là: 8000N/m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:21

Bài 4: Tóm tắt:

\(V=45000cm^3=0,045m^3\\ m=45kg\\ \overline{d=?}\)

Giải:

Trọng lượng của lượng nước đó là:

\(P=10.m=10.45=450\left(N\right)\)

Trọng lượng riêng của nước là:

\(d=\dfrac{P}{V}=\dfrac{450}{0,045}=10000\left(N/m^3\right)\)

Vậy: Trọng lượng riêng của nước là: 10000N/m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:29

Bài 5: Tóm tắt:

\(V=25l=0,025m^3\\ m=30kg\\ \overline{a)D=?}\\ m'=1tấn=1000kg\\ V'=?\\ b)V_1=4m^3\\ P_1=?\)

Giải:

a) Khối lượng riêng của gạo là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{30}{0,025}=1200\left(kg/m^3\right)\)

Thể tích của một tấn gạo là:

\(V'=D.m'=1200.1000=1200000\left(m^3\right)\)

b) Trọng lượng riêng của gạo là:

\(d=10.D=10.1200=12000\left(N/m^3\right)\)

Trọng lượng của 4m3 gạo là:

\(P_1=d.V_1=12000.4=48000\left(N\right)\)

Vậy:.....

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:35

Bài 6: Tóm tắt:

\(V=0,0125m^3\\ m=10kg\\ \overline{a)D=?}\\ m'=3kg\\ V'=?\\ b)V_1=2l=0,002m^3\\ P_1=?\)

Giải:

a) Khối lượng riêng của dầu là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{10}{0,0125}=800\left(kg/m^3\right)\)

Thể tích của 3kg dầu là:

\(V'=\dfrac{m'}{D}=\dfrac{3}{800}=0,00375\left(m^3\right)\)

b) Trọng lượng riêng của dầu là:

\(d=10.D=10.800=8000\left(N/m^3\right)\)

Trọng lượng của 2 lít dầu ăn là:

\(P_1=d.V_1=8000.0,002=16\left(N\right)\)

Vậy:....

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:41

Bài 7: Tóm tắt:

\(V=100cm^3\\ V_o=70cm^3\\ V_t=15cm^3\\ m=91g\\ \overline{a.V_{đá}=?}\\ b.D=?\\ d=?\)

Giải:

a. Thể tích của hòn đá là:

\(V_{đá}=\left(V-V_o\right)+V_t=\left(100-70\right)+15=45\left(cm^3\right)\)

b. Khối lượng riêng của hòn đá là:

\(D=\dfrac{m}{V_{đá}}=\dfrac{91}{45}\approx2,02 \left(g/cm^3\right)=2020\left(kg/m^3\right)\)

Trọng lượng riêng của hòn đá là:

\(d=10.D=10.2020=20200\left(N/m^3\right)\)

Vậy:....

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:44

Bài 8: Giải:

Thể tích của hòn đá là:

\(V_{đá}=\left(V-V_o\right)+V_t=\left(800-400\right)+100=500\left(cm^3\right)=0,0005\left(m^3\right)\)

Khối lượng của hòn đá là:

\(m=D.V_{đá}=2600.0,0005=1,3\left(kg\right)\)

Trọng lượng của hòn đá là:

\(P=10.m=10.1,3=13\left(N\right)\)

Vậy:...

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:48

Bài 9: Tóm tắt:

\(V=900cm^3\\ V_o=0,6dm^3=600cm^3\\ V_1=800cm^3\\ D=7800kg/m^3\\ \overline{m=?}\)

Giải:

Thể tích của hòn bi sắt là:

\(V_{bi}=V_1-V_o=800-600=200\left(cm^3\right)=0,0002\left(m^3\right)\)

Khối lượng của hòn bi sắt là:

\(m=D.V_{bi}=7800.0,0002=1,56\left(kg\right)\)

Vậy: Khối lượng của hòn bi sắt đó là: 1,56kg

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 9:57

Bài 10: Tóm tắt:

\(V_{bình}=1l\\ V_0=0,3dm^3\\ V_1=0,7dm^3\\ D=11300kg/m^3\\ \overline{P=?}\)

Giải:

Thể tích của vật đó là:

\(V=V_1-V_0=0,7-0,3=0,4\left(dm^3\right)=0,0004\left(m^3\right)\)

Khối lượng của vật đó là:

\(m=D.V=11300.0,0004=4,53\left(kg\right)\)

Trọng lượng của vật bằng chì đó là:

\(P=10.m=10.4,52=45,2\left(N\right)\)

Vậy: Trọng lượng của vật làm bằng chì đó là: 45,2N

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 10:02

Bài 16: Giải:

Đổi: \(V=1l=0,001m^3\)

Trọng lượng riêng của nước là:

\(d=10.D=10.1000=10000\left(N/m^3\right)\)

Trọng lượng của 1 lít nước trong chai là:

\(P=d.V=10000.0,001=10\left(N\right)\)

Trọng lượng của chai (không đựng nước) là:

\(P'=F-P=20-10=10\left(N\right)\)

Khối lượng của chai (khi không đựng nước) là:

\(m_{chai}=\dfrac{P'}{10}=\dfrac{10}{10}=1\left(kg\right)\)

Vậy: Khối lượng của chai khi không đựng nước là: 1kg

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 10:07

Bài 17:

Giải:

Đổi: \(V_{dầu}=1dm^3=0,001m^3\)

Khối lượng của cả chai và dầu là:

\(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{20}{10}=2\left(kg\right)\)

Khối lượng của dầu (không tính phần chai) là:

\(m_{dầu}=D.V_{dầu}=800.0,001=0,8\left(kg\right)\)

Khối lượng của chai khi không đựng dầu là:

\(m_{chai}=m-m_{dầu}=2-0,8=1,2\left(kg\right)\)

Vậy: Khối lượng của chai khi không đựng dầu là: 1,2kg

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 10:13

Bài 18:

Giải:

Đổi: \(m=675kg=675000g\)

Thể tích của thùng nhôm đó là:

\(V=a.b.h=200.750.500=75.10^6\left(cm^3\right)\)

Khối lượng của phần rỗng là:

\(m_{rỗng}=m_{thùng}-m=D.V-675000=2,7.75.10^6-675000=201825000\left(g\right)\)

Thể tích phần rỗng là:

\(V_{rỗng}=\dfrac{m_{rỗng}}{D}=\dfrac{201825000}{2,7}=74750000\left(cm^3\right)=74,75\left(m^3\right)\)

Vậy: Thể tích của phần rỗng là: 74,75m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 10:20

Bài 19:

Giải:

Đổi: \(m=500kg=500000g\)

Gọi thể tích phần rỗng là: \(V_{rỗng}=x\left(cm^3\right)\)

Thể tích của cả thùng gỗ đó là:

\(V=a.b.h=200.700.400=56.10^6\left(cm^3\right)\)

Thì thể tích của phần gỗ là: \(V_{gỗ}=V-V_{rỗng}=56.10^6-x\left(cm^3\right)\)

Theo đề bài ta có khối lượng của thùng (chính là khối lượng của phần gỗ) là 500kg, nên:

\(m_{gỗ}=D.V_{gỗ}\Leftrightarrow500000=0,8.\left(56.10^6-x\right)\\ \Leftrightarrow x=55375000\left(cm^3\right)=55,375\left(m^3\right)\)

Vậy Thể tích phần rỗng của thùng gỗ đó là: 55,375m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:21

Bài 20: Tóm tắt:

\(m=156g=0,156kg\\ V=300cm^3=0,0003m^3\\ D=7800kg/m^3\)

Rỗng hay đặc?

Giải:

Khối lượng theo tính toán của viên bi sắt là:

\(m_{tính}=D.V=7800.0,0003=2,34\left(kg\right)\)

Mà khối lượng trên thực tế là: \(m=0,156kg\)

Ta thấy: \(m< m_{tính}\)

Do đó, viên bi sắt đó rỗng (không đặc).

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:24

Bài 21: Tóm tắt:

\(m=7,5tấn=7500kg\\ V=5m^3\\ \overline{d=?}\)

Giải:

Khối lượng riêng của cát là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{7500}{5}=1500\left(kg/m^3\right)\)

Trọng lượng riêng của cát là:

\(d=10.D=10.1500=15000\left(N/m^3\right)\)

Vậy: trọng lượng riêng của cát là: 15000N/m3

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:29

Bài 22: Tóm tắt:

\(V=10dm^3=0,01m^3\\ m=15kg\\ \overline{a)V_1=4m^3}\\ P_1=?\\ b)m_2=9000kg\\ V_2=?\)

Giải:

Khối lượng riêng của cát là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{15}{0,01}=1500\left(kg/m^3\right)\)

Trọng lượng riêng của cát là:

\(d=10.D=10.1500=15000\left(N/m^3\right)\)

a) Trọng lượng của 4m3 cát là:

\(P_1=d.V_1=15000.4=60000\left(N\right)\)

b) Thể tích của đống cát đó là:

\(V_2=\dfrac{m_2}{D}=\dfrac{9000}{1500}=6\left(m^3\right)\)

Vậy:....

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:32

Bài 23: Tóm tắt:

\(V_o=150cm^3\\ V'=250cm^3\\ D=7800kg/m^3\\ \overline{m=?}\)

Giải:

Thể tích của viên bi sắt đó là:

\(V=V'-V_o=250-150=100\left(cm^3\right)=0,0001\left(m^3\right)\)

Khối lượng của viên bi sắt đó là:

\(m=D.V=7800.0,0001=0,78\left(kg\right)\)

Vậy: Khối lượng của viên bi sắt đó là: 0,78kg

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:35

Bài 24: Tóm tắt:

\(V=20dm^3=0,02m^3\\ m=15,6kg\\ \overline{D=?}\)

Giải:

Khối lượng riêng của sắt là:

\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{15,6}{0,02}=780\left(kg/m^3\right)\)

(Với kết quả này thì có lẽ là bạn đã ghi sai đề rồi)

Vậy:....

Bình luận (0)
Phạm Thanh Tường
20 tháng 11 2018 lúc 15:37

Bài 25:

Giải:

Thể tích của chiếc thùng sắt đó là:

\(V=a.b.h=300.600.500=9.10^7\left(cm^3\right)=90\left(m^3\right)\)

Khối lượng của chiếc thùng sắt đó là:

\(m=D.V=7800.90=702000\left(kg\right)\)

Trọng lượng của chiếc thùng sắt đó là:

\(P=10.m=10.702000=7020000\left(N\right)\)

Vậy:...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bloom Princess
Xem chi tiết
Cậu bé ngu ngơ
Xem chi tiết
Thạch Tuyết Nhi
Xem chi tiết
hà thùy dương
Xem chi tiết
The Luu
Xem chi tiết
Dung Truong
Xem chi tiết
Thiên Kim
Xem chi tiết
Kim Jun Hun
Xem chi tiết
Lightning Farron
Xem chi tiết
Meo Mun Meo Mun
Xem chi tiết