Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị thúy

bài 1 : cho biết , bài họ rút ra từ câu chuyện thầy bói xem voi

bài 2 : tìm 5 câu ca dao nói về tình cảm gia đình , ca ngợi tình yêu tổ quốc , đất nước

bài 3: tìm 5 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm của nhân dân , về thiên nhiên , lao động sản xuất

bài 4: tìm 5 thành ngữ và giải thích

​CÁC BẠN LÀM LUÔN 4 BÀI NÀY CHO MK NHA

​MK SẼ TÍCH CHO!!!!!!!!!!!

Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 8 2017 lúc 11:47

Bài 1 :

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi đề cập đến cách nhận thức sự vật trong thế giới xung quanh. Nội dung truyện như sau : Năm thầy bói mù ế khách ngồi tán gẫu. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa được thấy voi bao giờ. Tình cờ lúc ấy nghe người ta nói voi sắp đi qua, năm thầy bàn nhau hùn tiền biếu quản tượng để được xem voi. Vì mù nên các thầy “xem” bằng tay. Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của voi. Thầy sờ vòi; thầy sờ ngà; thầy sờ tài; thầy sờ chân; thầy sờ đuôi.
Voi đi rồi, các thầy ngồi tranh luận về hình dáng con voi. Mỗi thầy nói lên cảm nhận riêng của mình. Thầy sờ vòi cho rằng voi sun sun giống như con đĩa. Thầy sờ ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai khăng khăng voi bè bè giống cái quạt thóc. Thầy sờ chân thì dứt khoát là voi sừng sững như cái cột nhà. Thầy sờ đuôi khẳng định voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Càng tranh cãi càng hăng, không thầy nào chịu nhường thầy nào. Cuối cùng, họ lao vào đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
Người xưa thật hóm hỉnh khi tạo ra tình huống năm thầy bói mù cùng xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi); mà mỗi thầy chỉ sờ được có một thứ cho nên mới dẫn đến cuộc đấu khẩu bất phân thắng bại.
Tục ngữ có câu : “Trăm nghe không bằng một thấy. Trăm thấy không bằng một sờ”, ở đây các thầy đều đã sờ tận tay. Vậy thì còn sai vào đâu được?! Do vậy thầy nào cũng cho rằng nhận xét của mình là đúng nhất. Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận mà mỗi thầy sờ được chứ không đúng với cả con voi. Sự vật thì chỉ có một (con voi), mà các thầy tưởng tượng ra tới năm hình dáng khác nhau xa. Điều đáng cười nhất là họ không nhận ra được bản chất của sự vật (yếu tố khách quan) mà cứ Cố Sống cố chết khẳng định nhận thức của mình mới là chân lí (chủ quan). Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để khái quát toàn thể sự vật.
Ý nghĩa của truyện không dừng ở mức hài hước, trào lộng để mua vui, Cao hơn thế, các tác giả dân gian muốn phê phán cái “mù” trong nhận thức của không ít người. Bài học bổ ích chứa đựng trong truyện chính là: Trong cuộc sống, sự vật nào, vấn đề nào bản thân chưa hiểu biết tường tận, thấu đáo thì chớ nên bày tỏ ý kiến một cách nông nổi, hồ đổ. Muốn có được một nhận xét chính xác thì phải tìm hiểu toàn diện, kĩ càng. Những hiểu biết sơ sài, nông cạn, những suy đoán chủ quan, thiếu thực tế chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Ngoài ra, truyện còn ngầm chỉ trích loại người có trình độ hiểu biết thấp kém nhưng lại hay làm ra vẻ thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi”.
Ý nghĩa của các truyện ngụ ngôn trong kho tàng ngụ ngôn Việt Nam vừa phong phú vừa thấm thía. Đọc truyện ngụ ngôn, suy ngẫm kĩ, ta sẽ thấy mình trong đó. Đọc để hiểu thêm về bản thân, về môi người quanh ta, từ đấy có hướng sửa chữa những thói hư, tật xấu và tự hoàn thiện nhân cách nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 8 2017 lúc 11:48

Bài 2 : 5 câu ca dao nói về tình cảm gia đình , ca ngợi tình yêu tổ quốc , đất nước

Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.

Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 8 2017 lúc 11:49

bài 3: 5 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm của nhân dân , về thiên nhiên , lao động sản xuất

(1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. (3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. (4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. (5) Tấc đất tấc vàng
Nguyễn Bảo Trung
11 tháng 8 2017 lúc 11:50

bài 4: 5 thành ngữ và giải thích

- Ăn trước bước mau, ăn sau bước thưa:
( Kẻ vụ lợi, cốt đến hội họp để ăn, không quan tâm đến công việc.)
- Áo gấm đi đêm:
( Ăn diện sang trọng đẹp đẽ mà không được ai biết đến. Tốn phí tiền của mà vẫn không đàng hoàng, không được trọng vọng. )
- Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng:
( Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.)
- Đục nước béo cò:
( Tình thế lộn xộn chỉ có lợi cho bọn cơ hội nhân đó kiếm chác. )
- Đầu cua tai nheo:
( Đầu đuôi sự việc với những tình tiết lộn xộn. )

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:44

Bài1:

- Truyện “Thầy bói xem voi” có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy. Người xưa đã nhắc nhở con cháu phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan.

- Truyện còn gây cười bằng cách đưa ra những yếu tố riêng lẻ có lí đê rồi hợp lại tạo thành một điều hoàn toàn phi lí.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:44

Bài 2:

Cần Thơ gạo trắng nước trong,

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi,

Đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò,

Để em qua lại mua cò gởi thơ.

Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng họ hay.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:46

Bài 3:

1.Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 3. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. 4. Hoẵng kêu trời nắng Nai giác, trời mưa. 5. Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 13:46

Bài4:

(1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài. - Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. - Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,... - Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ. (2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa. - Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao. - Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc. (3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa. - Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt. (4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. - Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. - Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.) – Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta. (5) Tấc đất tấc vàng – Đất được coi quý ngang vàng. – Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu). – Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

– Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).


Các câu hỏi tương tự
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Dương Thị Tuyết Nguyên
Xem chi tiết
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
Xem chi tiết
Đặng Quang Minh
Xem chi tiết
Liên Trần
Xem chi tiết
nguyễn bảo hiếu
Xem chi tiết