Bài 1 : Cho 2 tia Ox,Oy chung gốc. A; B là 2 điểm trên các tia Ox, Oy sao cho OA = OB = 1,5 cm
A) Có nhận xét gì về 3 điểm A, OB
B, Trong trường hợp nào thì O là trung điểm AB
Bài 2 : Trên đường thẳng xy lấy điểm O rồi lấy điểm A trên tia Ox, điểm B trên trên tia Oy sao cho OA = 3 cm; OB = 5 cm. Gọi I,K lần lượt là trung điểm của OA, OB. Tính IK
Bài 3 : Cho AB = 6 cm, O là trung điểm của AB. Gọi M là 1 điểm thuộc đoạn AB. Tính AM, BM, biết OM = 1cm
Bài 1:
a) Xét các trường hợp:
* Nếu hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau (tạo thành góc bẹt) thì O là trung điểm của AB (OA = OB = 1,5cm).
* Nếu hai tia Ox và Oy là hai tia trùng nhau (tạo thành góc có số đo là 00) thì A, B là hai điểm trùng nhau (OA = OB = 1,5cm).
* Nếu hai tia Ox và Oy vuông góc với nhau (tạo vói nhau một góc vuông) thì ba điểm O, A, B tạo với nhau một tam giác vuông cân (OA = OB = 1,5cm).
* Nếu hai tia Ox và Oy tạo thành góc tù hoặc góc nhọn thì ba điểm O, A, B tạo với nhau một tam giác cân.
b) Theo câu a thì "Nếu hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau (tạo thành góc bẹt) thì O là trung điểm của AB (OA = OB = 1,5cm)"
Vậy trong trường hợp hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau (tạo thành góc bẹt) thì O là trung điểm của AB.
Chúc bạn học tốt!!!