Bài 1:
a) Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 500 gam dung dịch NaCl 8% để có dung dịch NaCl 12%?
b) Cho 124g Na2O vào 876ml nước. Tính nồng độ % của dung dịch sau khi chất tan tan hết.
c) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam nước để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%?
Bài 2: Viết phương trình hoá học biểu diễn sự oxi hoá:
a) Đơn chất: Al; Cu; Fe; S; P; N
b) Hợp chất: CH4; C2H2; C2H6O (cồn đốt). Biết rằng sự oxi hoá các hợp chất này cho khí CO2 và H2O.
Bài 3: Cho 265g dung dịch Na2CO3 nồng độ 10% tác dụng với 475,72g dung dịch CaCl2 7%. Tính nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 1:
a) Khối lương NaCl trong 500g dung dịch NaCl 8%
- 100g dung dịch thì có 8g NaCl
- 500g dung dịch thì có x(g) NaCl
=> mNaCl có trong 500g dung dịch = \(\dfrac{500.8}{100}=40\left(g\right)NaCl\)
Đặt y (g) là khối lượng NaCl cần thêm vào
=> Khối lượng chất tan là: (40 + y) g
=> Khối lượng dung dịch là : (500 + y)g
Theo công thức tính nồng độ %, ta có:
\(C\%=\dfrac{m_{ctan}}{m_{\text{dd}}}< =>12\%=\dfrac{\left(y+40\right)}{\left(500+y\right)}.100\%\)
=> y = 22,7(g)
b) PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH
TPT: 62g 2.40=80(g)
TĐB: 124(g) ?(g)
=> mNaOH = \(\dfrac{124.80}{62}=160\left(g\right)\)
=> Khối lượng dung dịch = mH2O + mNa2O
= 876g nước + 124g Na2O = 1000g
C% của dung dịch NaOH = \(\dfrac{m_{ctan}}{m_{\text{dd}}}.100\%=\dfrac{160}{1000}.100\%=16\%\)
c) MCuSO4 = 160g; MCuSO4.5H2O = 250(g)
Khối lượng CuSO4 trong 500g dung dịch = \(\dfrac{500.8\%}{100\%}=40\left(g\right)\)
Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần lấy:
Trong 250g CuSO4.5H2O có 160g CuSO4
x(g) ← 40g CuSO4
=> x = \(\dfrac{250.4}{160}=62,5\left(g\right)\)
=> Khối lượng nước cần lấy là: 500 - 62,5 = 437,5(g)
Bài 2:
a) Sự oxi hoá các đơn chất:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4
4P + 5O2 → 2P2O5
2Cu + O2 → 2CuO
S + O2 → SO2
2N2 + 5O2 → 2N2O5
b) Sự oxi hoá các hợp chất:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
C4H10 + \(\dfrac{13}{2}\)O2 → 4CO2 + 5H2O
C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
Bài 3:
Lượng Na2CO3 nguyên chất là:
mNa2CO3 = \(\dfrac{m_{\text{dd}}.C\%}{100\%}=\dfrac{265.10\%}{100\%}26,5\left(g\right)\)
=> Số mol của Na2CO3 là:
- nNa2CO3 = \(\dfrac{m}{M}=\dfrac{26,5}{\left(23.2+12+16.3\right)}=0,25\left(mol\right)\)
Lượng CaCl2 nguyên chất là:\(m_{CaCl_2}=\dfrac{m_{\text{dd}}.C\%}{100\%}=\dfrac{475,72.7\%}{100\%}=33,3\left(g\right)\)
=> Số mol của CaCl2 là:
nCaCl2 = \(\dfrac{m}{M}=\dfrac{33,3}{\left(40+35,5.2\right)}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3↓
TPT: 1mol ..........1mol........2mol........1mol
TĐB: 0,25mol ......0,3mol
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,25}{1}< \dfrac{0,3}{1}\)=> Na2CO3 hết và CaCl2 còn dư.
PTHH: Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3↓
TPT: 1mol ..........1mol........2mol........1mol
TĐB: 0,25mol →0,25mol→0,5mol→ 0,5mol
mCaCO3 = n . M = 0,25 . (40 + 12 + 16 . 3) = 25(g)
mCaCl2 dư = (nban đầu - nphản ứng) . 111 = (0,3 - 0,25) . 111 = 5,55(g)
mdd sau phản ứng = 265 + 475,72 - 25 = 715,72(g)
Trong dung dịch sau phản ứng có: CaCl2 dư và NaCl
=> \(C\%_{\left(CaCl_2\right)}=\dfrac{5,55.100\%}{715,72}\approx0,78\%\)
mNaCl = n . M = 0,5 . 58,5 = 29,25(g)
=> \(C\%_{\left(NaCl\right)}=\dfrac{29,25.100\%}{715,72}=4,08\%\)