Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Tham khảo: a, Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Tham khảo:
a) Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẻ, cả hai lần đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu được họ, hiểu được người phụ nữ Việt Nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruộng đồng. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt Nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.
c) Sân trường em trồng rất nhiều loại cây khác nhau, khiến cả sân trường rợp mát bóng cây xanh. Trong số những cây ấy, em thích nhất là cây bàng trước cửa lớp.
Cây bàng này có từ rất lâu rồi. Nơi đây cũng chính là chỗ vui chơi quen thuộc, nơi dừng chân nghỉ ngơi vào mỗi buổi học thể dục của em cùng đám bạn trong lớp. Cả đám ngồi vào ghế đá mát lạnh dưới thân cây, hưởng thụ cái râm mát mà tán lá xanh rộng lớn mang lại. Thật tuyệt vời làm sao. Có những hôm ghế đá hết chỗ, em cùng các bạn ngồi xuống rễ cây cứng cáp nổi lên trên mặt đất hoặc ngồi lên bồn cây bằng bê tông vững chắc, lấy lá bàng to, cong cong màu xanh làm quạt. Cơn gió mát dịu làm bay đi những giọt mồ hôi.
Trên thân cây nâu xù xì là những gốc chồi như những cái bát nâu úp lên vậy. Không chỉ vậy, những trái bàng thơm ngát còn là cái món đồ ăn ưa thích của chúng em. Ai không biết cách ăn thì sẽ thấy nó chát vô cùng, ăn một lần liền không muốn ăn nữa. Cây bàng còn có một điểm rất đặc biệt, đó chính là khi đông về, khi những cơn gió bấc rít gào qua khe cửa, ấy là khi những chiếc lá xanh chuyển sang sắc đỏ sẫm rồi lìa cành. Lá bàng không chuyển vàng như nhiều loài cây khác, nó cứ rực rỡ một sắc đỏ thắm, khiến lòng người cứ thế mà ngẩn ngơ. Thi thoảng, mỗi lần trực vệ sinh, em đều lấy nước tưới cho cây, mong cây được tươi tốt.
Em rất yêu cây bàng này. Em mong những em học sinh năm sau sẽ trân trọng và bảo vệ cây bàng đầy kỉ niệm này.
Chúc bạn học tốt!