a)Phân tích ý nghĩa của nhan đề văn bản. Việc dùng dấu phẩy trong đầu đề văn bản: Ô dịch, thuốc lá có tác dụng gì? Hãy nêu những ý chính của văn bản
b)Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác dụng hại của thuốc là có tác dụng gì trong văn bản trong lập luận?
c)Tác giả đã đưa ra những lí lẽ gì cho thấy tác hại của việc hút thuốc lá?
d)Vì sao tác giả đặt giả định" Có người bảo:Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
e)Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
f)Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản
a,Tên gọi của văn bản này không chí có nghĩa là một thứ bệnh dễ lan truyền rộng. Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch”, một từ có ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấy phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm). Ta có thể diễn ý tên gọi văn ản một cách khác là Thuốc là một loại ôn dịch.
b,Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích lấy lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề ý học. Nói một cách đơn giản, khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại cua nó… Điều này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận.
c,Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.
d,Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc. Người hút thuốc trực tiếp bị chất độc nicôtin, oxit cacbon gây tác hại, nhưng còn gây tác hại cho những người xung quanh phải ngửi mùi thuốc (nhất là trẻ con và phụ nữ mang thai). - Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc là nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó còn ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới việc sinh non rất nguy hiểm). - Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc là và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác. -> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến mọi người xunh quanh.
e,Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là để cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá ở nước ta còn nghiêm trọng hơn ở các nước đó. Ta nghèo hơn nhưng lại “xài” thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận. Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
a) ôn dịch nói đến một loại dịch bệnh lây lan nhanh chóng và nguy hiểm . Nhưng trong nhan đề ôn dịch lại có nghĩa là nguyền rủa, chửi rủa hành vi hút thuốc lá.
- việc dùng dấu phẩy để thể hiện rõ hơn ý nghĩa chửi rủa của tác giả
1. a/ - Dấu phẩy được tác giả dùng ở đầu đề như có ý muốn chửi rủa, phê phán những con người hút thuốc lá, thuốc lá là đồ ôn dịch.
- Ý nghĩa:
+ Chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với con người
+ Thước lá - con đường dẫn đến phạm tội
+ Thước lá gây thiệt hại về kinh tế
+ Đưa ra lời ngăn chặn sự lan truyền của ôn dịch thuốc lá
b/ Tác giả đã dẫn lời Trần Hưng Đạo đẻ dạo ra cơ sở, nền tảng cho ta thấy được sự nguy hiểm của thuốc lá, nó đem đến cho ta cái chết từ từ và đau đớn.
d/ Tác giả đã đặc giả định: '' Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi''. Đây là điều chống chế mà lâu nay những người hút thường nói. Vậy việc đưa ra giả định đó để bát bỏ những ý kiến sai lệch mà không phải ai cũng biết
e/ Việc đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ để cho ta thấy được sự vô lí không cần thiết của những số tiền dùng vào những việc như hút thuốc lá. Đó là điều không thể chấp nhận được. Với cách so sánh này có tác dụng làm rõ tính đúng dắn của những điều được thuyết minh ở trên, Vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng.
f/ - Biến ngay đi! Kẻ hủy diệt thế giới.
- Hút thuốc lá - kẻ giết người thầm lặng
- Hút thuốc lá - con đường đen tối dẫn đến nơi của Thần Chết, dẫn đến sự phạm pháp vô hình
b)Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.
d) Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.
a,
Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người. Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nghiện thuốc lá. Tác giả dùng dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”, là sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm). Nếu ta bỏ dấu phẩy đi viết thành Ôn dịch thuốc lá hoặc viết Thuốc lá là một loại ôn dịch cũng được nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như: Ôn dịch, thuốc lá