Cung chiêm tinh Xử Nữ, hay còn gọi là Thất Nữ (♍) của phương Tây trong chiêm tinh chí tuyến (23 tháng 8-22 tháng 9) khác với chòm sao thiên văn cũng như cung chiêm tinh thiên văn của người Hindu (16 tháng 9-30 tháng 10).[1].[2]
Trong một số thuyết vũ trụ, Xử Nữ được liên kết với nguyên tố cổ điển là Đất và vì thế được gọi là cung Đất (cùng với chòm sao Kim Ngưu và Ma Kết). Nó là một trong các cung biến đổi (cùng với Song Nam, Nhân Mã và Song Ngư). Đối lập với nó là Song Ngư. Mỗi một cung chiêm tinh được gắn với một phần của cơ thể, được coi như là nơi thể hiện sức mạnh của nó. Xử Nữ cai quản ruột. Ký hiệu của Xử Nữ là một trinh nữ hay thiếu nữ. Các phẩm chất của Xử Nữ bao gồm khả năng tổ chức, ưa sạch sẽ, cực kỳ hiếu động, lòng vị tha và khả năng hoàn thành tốt công việc. Mặt tiêu cực: Xử Nữ có thể là rất thích phê phán. Về mặt thân thể, những người sinh trong cung này có trán cao, vẻ mặt duyên dáng với đôi mắt đẹp và giọng nói khiêm tốn, nhã nhặn.
Demeter, nữ thần Mùa màng cai quản tất cả cây trái của nhân gian, chỉ có một người con gái duy nhất là nàng Persephone xinh đẹp. Một ngày, nàng đang mải hái hoa ngoài đồng thì mặt đất bỗng mở rộng ra và Hades, vua của Địa ngục, xuất hiện, bắt nàng đi trên một cỗ xe ngựa màu đen. Quá đau buồn và thương nhớ con gái yêu quý của mình đã bị mang về Địa ngục, Demeter bỏ đi ở ẩn trong một hang động.
Kể từ khi không có bà, chẳng còn hoa trái nào có thể lớn lên nữa và mặt đất trở nên khô cằn, hoang vắng vô cùng. Zeus thấy vậy bèn ra lệnh cho Hades trả Persephone lại cho Demeter. Nhưng trong thời gian bị giam giữ, Persephone trót ăn ba hạt của quả lựu, và bất kì ai đã nếm thứ gì của Địa ngục đều phải chịu số phận phải sống ở đó.Do luật lệ nghiêm khác của Địa Ngục nên Persephone chỉ có thể về Trần Gian sống với mẹ 3 tháng. 3 tháng đầu tiên trong năm là lúc Persephone được về với mẹ. Được gặp lại con, Demeter rất vui nên bà làm cho cây trái nở rộ và hoa nở khắp nơi để chào đón sự trở về Trần Gian của Persephone, do đó Tháng Giêng, tháng 2 và tháng 3 trong năm được gọi là mùa Xuân. 3 tháng kế tiếp là lúc bà phải xa con nên bà khóc lóc buồn bã làm mưa bão khắp nơi nên 3 tháng kế tiếp được gọi là mùa Hạ. Lòng nhớ thương con quá mức nên Demeter không màng đến việc coi sóc mùa màng nên làm cây cối khô héo cằn cõi, do đó 3 tháng 7,8,9 được gọi là mùa Thu. Và 3 tháng cuối năm được gọi là mùa Đông vì bà trốn trong nhà khóc lóc, buồn bã vì nhớ mong con gái. Và từ đấy Trái Đất có những mùa khác nhau.
O-O ??? hay zọ