Văn bản ngữ văn 7

Đẹp Trai Không Bao Giờ S...

ai biết soạn bài " Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học" ko ?

Nguyễn Linh
4 tháng 12 2017 lúc 19:44
Soạn bài: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh

a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ.

- Cảnh Khuya là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tình cảm gắn bó với thiên nhiên của con người Hồ Chí Minh. Bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên:

+ Bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ ta như lạc vào thế giới của tiên cảnh vừa có trăng, có hoa lại vừa có non xanh nước biếc hữu tình thơ mộng.

+ Âm thanh của tiếng suối từ xa vẳng lại mơ hồ êm dịu, đưa đến cho người đọc cảm giác lâng lâng dịu ngọt.

+ Cảnh không chỉ đẹp mà còn rất thi vị bởi sự quấn quýt hòa quyện: trăng lồng vào cây, cây lồng vào hoa.

- Cảm nghĩ về hình ảnh của tác giả.

+ Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, con người Bác xuất hiện với một tâm trạng thao thức băn khoăn chưa ngủ.

+ Đọc câu thơ cuối cùng làm cho chúng ta vô cùng xúc động, bởi lẻ lí do của sự chưa ngủ ấy là vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

c. Kết bài:

- Ở ngoài đời Bác Hồ là một nhà cách mạng lớn, qua thơ ta hiểu thêm ở Bác một khía cạnh khác: một nghệ sĩ lớn.

- Bài thơ không chỉ giúp em biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn cảm phục kính yêu con người Bác, tâm hồn Bác.

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
4 tháng 12 2017 lúc 19:44

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

a) Tìm hiểu đề và tìm ý

- Xác định đối tượng biểu cảm:

+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;

+ Tình cảm của tác giả.

- Định hướng tình cảm cho bài làm:

+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?

+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?

b) Lập dàn bài

Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.

- Thân bài:

+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;

+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;

+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;

+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.

- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.

2. Thực hành trên lớp

a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;

b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;

c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

Yêu cầu

- Thể loại: Văn biểu cảm

- Nội dung:

+ Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.

+ Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

+ Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

+ Phần Kết bài nêu ấn tượng chung về tác phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Cherryran
4 tháng 12 2017 lúc 19:45

Mình nè!

Bình luận (0)
Hoàng Quỳnh Phương
4 tháng 12 2017 lúc 19:55

Soạn đề đi bạn

:)))

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
4 tháng 12 2017 lúc 21:02
1. Tóm tắt nội dung văn bản Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và cảm nghĩ chung của em. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em. Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng trong tác phẩm. Cảm nhận về từng chi tiết cụ thể. Cảm nghĩ về tác giả của tác phẩm. Kết bài: Tình cảm của em đối với tác phẩm. 2. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

a. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Cảnh khuya là bài thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, đồng thời thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tình cảm gắn bó với thiên nhiên của con người Hồ Chí Minh. Bài thơ đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

b. Thân bài

Cảm nghĩ về bức tranh thiên nhiên Bước vào thế giới nghệ thuật của bài thơ ta như lạc vào thế giới của tiên cảnh vừa có trăng, có hoa lại vừa có non xanh nước biếc hữu tình thơ mộng. Âm thanh của tiếng suối từ xa vẳng lại mơ hồ êm dịu, đưa đến cho người đọc cảm giác lâng lâng dịu ngọt không chỉ đẹp mà còn rất thi vị bởi sự quấn quít hòa quyện: trăng lồng vào cây, cây lồng vào hoa. Cảm nghĩ về hình ảnh của tác giả Giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình ấy, con người Bác xuất hiện với một tâm trạng thao thức băn khoăn chưa ngủ. Đọc câu thơ cuối cùng làm cho chúng ta vô cùng xúc động, bởi lẻ lí do của sự chưa ngủ ấy là vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước, của dân tộc.

c. Kết bài

Ở ngoài đời Bác Hồ là một nhà cách mạng lớn, qua thơ ta hiểu thêm ở Bác một khía cạnh khác: Một nghệ sĩ lớn. Bài thơ không chỉ giúp em biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên mà còn cảm phục kính yêu con người Bác, tâm hồn Bác.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học để củng cố hơn nội dung bài học.

Bình luận (0)
Hoàng Xuân Mai
10 tháng 12 2017 lúc 8:49

LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

 

PHẦN CHUẨN BỊ :

CHọn bài : Cảnh khuya

1.Tìm hiểu đề, tìm ý :

a.-Đọc bài thơ, có thể thấy cảnh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc rất đẹp, nên thơ, trữ tình. Nét đẹp ấy bình dị, gần gũi, lại có nét cổ điển.

-Tình cảm của bác :Qua bài thơ, có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tư tưởng của Bác : tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước. Tâm hồn của người thi sĩ thống nhất với tư tưởng của người chiến sĩ.

=>Chất nghệ sĩ và chiến sĩ tạo nên phong cách riêng của Hồ Chí Minh.

b.Chi tiết gây chú ý và hứng thú :

Đó là hình ảnh chưa đựng trong câu thơ “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.

=>Hình ảnh có sức gợi và phong phú. Mang nét đẹp cổ điển, rất hài hòa.

c.Qua bài thơ, đầu tiên có thể nhận thấy Bác là người có tâm hồn thi sĩ, yêu thiên nhiên sâu sắc. Bác cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.Nhưng ở Bác, không chỉ có tình yêu thiên nhiên, mà tình cảm lớn lao nhất, là tình yêu dành cho đất nước. Bác ngắm cảnh thiên nhiên, nhưng cũng không quên đi nỗi lo vận mệnh dân tộc. Tương tự, Bác lo cho đất nước, nhưng cũng không vì thế mà từ chối, bỏ qua sự hiện hữu của thiên nhiên => Tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước hòa quyện. Tâm hồn Bác là sự thống nhất giữa thi sĩ và chiến sĩ.

2.Dàn bài

MB :

-Giới thiệu về tác giả và bài thơ Cảnh khuya.

TB:

*Cảm nhận về hình ảnh, âm thanh trong bài thơ :

-Câu 1+2 : cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.

+Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách => nghệ thuật : so sánh, lấy động tả tĩnh.

+Ánh trắng : chiếu sáng mặt đất tạo nên các mảng sáng, tối đan xen nhau => lung linh, huyền ảo.

=>Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp, huyền ảo, lung tinh, cuốn hút người đọc.

*Cảm nhận về tâm trạng, con người của Bác trong bài thơ.

-Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác

+Trước khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp , Bác say mê ngắm cnahr.

+Bác chưa ngủ : 1 phần vì cảnh khuya xinh đẹp làm say đắm tâm hồn nghệ sĩ, nhưng phần nhiều, là vì lo lắng cho tương lai, vận mệnh dân tộc.

=>Tình yêu thiên nhiên luôn gắn với tình yêu đất nước.

*Cảm nhận chung về thơ bác, con người Bác.

KB: Khẳng định đây là bài thơ hay, thể hiện tâm hồn và tinh thần yêu nước của Bác.

3.Chuẩn bị bài nói :

Bài làm dưới đây mình sưu tầm và trích dẫn từ bài của bạn Lã Thị Na, lớp 7C2 trường THCS Đoàn Thị Điểm.

-MB : Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.

-TB :

Một số đoạn :

+ Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

-KB : Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
ngọc baby
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
𝑻𝒓𝑲𝒂𝒕𝒉𝒚𝒚
Xem chi tiết
Tri
Xem chi tiết
bùi nhật mai
Xem chi tiết
nguyen ngoc hue chi
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết