Di truyền và Biến dị - Chương I. Các thí nghiệm của Menđen

Deo Ha

a, trình bày những đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở loài lưỡng bội. Những cơ chế nào giúp ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ?

b, Hãy chỉ ra 3 sự kiện trong giảm phân giúp tạo sự đa dạng của các loại giao tử

c, có ý kiến cho rằng những trẻ đồng sinh cùng trứng thì có kieur gen và kiểu hình giống hệt nhau. Quan điểm trên có chính xác hay không,tại sao?

Đạt Trần
28 tháng 1 2018 lúc 21:53

a) Đặc trưng:

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng hoặc tương đồng không hoàn toàn. Mỗi cặp NST gồm 2 NST đơn có nguồn gốc khác nhau.

- Gen trên NST tồn tại thành từng cặp alen.

- Tồn tại ở tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục nguyên thủy

Cơ chế:

- Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loiaf được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP, GP, TT:

+ Qua GP: Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.

+ Trong TT: Sự kết hợp giữa các giao tử n à 2n trong các hợp tử.

+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li NST về 2 cực của tế bào giúp bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ khác của cơ thể.

Đạt Trần
28 tháng 1 2018 lúc 21:55

c) Quan điểm trên chính xác:

- Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với tinh trùng. Qua các lần nguyên phân đầu tiên hợp tử được hình thành 2, 3, 4,5… tế bào riêng rẽ, mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về phương diện di truyền, có kiểu gen đồng nhất, ít nhất là đối với hệ gen nhân, cùng giới tính, cùng nhóm máu, màu da, mặt, dạng tóc rất giống nhau, dễ mắc cùng loại bệnh.

Deo Ha
30 tháng 1 2018 lúc 21:12

- Ở kì đầu giảm phân I: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các crômatit không chị em dẫn đến hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen -> các crômatit chị em có các alen khác nhau.

- Ở kì sau giảm phân I : Do cách sắp xếp ngẫu nhiên thành từ cặp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa thì khi sang đến kì sau I, sự phân li độc lập của các cặpNST có nguồn gốc từ bố và mẹ về hai nhân con dẫn đến tổ hợp NST khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ.

- Ở kì sau của giảm phân II : Phân li ngẫu nhiên của các crômatit chị em của từng NST kép (lúc này không còn giống nhau hoàn toàn do trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I)


Các câu hỏi tương tự
Trần Bảo Hân
Xem chi tiết
Jang Min
Xem chi tiết
Lê Thị Nhã Linh
Xem chi tiết
Hoàng Nhật
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hà
Xem chi tiết
bích đỗ
Xem chi tiết
Quỳnh Ánh Dương
Xem chi tiết
minh thu
Xem chi tiết
Shino Asada
Xem chi tiết