A. Trắc nghiệm
Câu 1: Có một ô tô đang đỗ bên đường. Trong các mô tả sau câu nào đúng?
A. Ô tô chuyển động so với mặt đường
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe
D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường
Câu 2: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là đều ?
A. Ô tô đi từ HN đến HP
B. Đầu cánh quạt khi bắt đầu quay
C. Quả bóng đang lăn trên sân
D. Chuyển động của đầu kim đồng hồ
Câu 3: Đơn vị vận tốc là
A. Km.h
B. M.s
C. M/s
D. S/m
Câu 4 : Hành khách đang ngồi trên xe oto đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe
A. Đột ngột rẽ phải
B. Đột ngột tăng vận tốc
C. Đột ngột rẽ sang trái
D. Đột ngột giảm vận tốc
Câu 5 : Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng.
A. Hai lực cùng cường độ cùng phương
B. Hai lực cùng phương ngược chiều
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều
D. Hai lực cùng đặt lên 1 vật, cùng cường độ, cùng phương, ngược chiều
Câu 6: Đưa một vật nặng lên cao bằng hai cách: lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?
A. Lăn vật
B. Kéo vật
C. Cả hai cách
D. Không so sánh được
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 0,2km là:
A. 50s B. 40s C. 25s D. 10s
Câu 8 : Một chiếc xe máy từ A đến B. Trong 25km đầu xe đi với vận tốc là 50km/h. Trong 65km còn lại xe đi với vận tốc 26km/h. Vận tốc trung bình trên cả đoạn AB là:
A. 38km/h B. 30km/h C. 37,5km/h D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 9: Trường hợp nào sau đây KHÔNG PHẢI là lực ma sát:
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn
D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyển chuyển động
Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát có lợi ?
A. Ma sát làm cho oto vượt qua được chỗ lầy
B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp
C. Ma sát là mòn trục xe và cản trở chuyển động quay của bánh xe
D. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn
B. Tự luận
Câu 1: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 7,2km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 5km người đó đi hết 1h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Câu 2: Hãy biểu diễn các lực sau:
a, Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 400N(1cm ứng với 200N)
b, Trọng lực của một vật có khối lượng 3kg ( tỉ xích 1cm ứng vs 10N)
Câu 3: hãy giải thích vì sao xe máy đang đi đột ngột thì dừng lại, người trên e lại bị xô về phía trc
Câu 4: Người thợ mộc đang bảo gỗ. Trong trường hợp này xuất hiện lực ma sát gì? Chúng có ích hay có hại?
Câu 1 : B
Câu 2 : D
Câu 3:C
Câu 4:A
Câu 5:D
câu 6:A
Câu 7:B
câu 8:B
Câu 9:C
Câu 10:A
Tự luận :
Câu 1 :Tóm tắt :
S1=7,2km
v1=2m/s=7,2km/h
S2=5km
t2=1h
vtb=?
Bài làm
Thời gian vật đi hết quãng đường đầu là :
t1=\(\frac{S_1}{v_1}=\frac{7,2}{7,2}=1\left(h\right)\)
Vận tốc trung bình của vật là :
vtb=\(\frac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\frac{7,2+5}{1+1}=6,1\)(km/h)
Câu 3 : Khi dừng xe đột ngột như thế thì do mọi vật đều có quán tính nên cả người và vật lao về phái trước vì ko thể thay đổi vận tốc đột ngột .