Địa lý kinh tế

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Danh Nguyễn

A, Nêu các thế mạnh kinh tế nổi bậc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

B, Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh trên?

Hiiiii~
29 tháng 11 2017 lúc 20:50

A, Nêu các thế mạnh kinh tế nổi bậc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

* Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).

* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.

* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.

* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.

* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).

Hiiiii~
29 tháng 11 2017 lúc 20:50

B, Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh trên?

- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.


Thư Soobin
1 tháng 12 2017 lúc 12:50

A. Thế mạnh về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
* Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...)
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước)
* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt
* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển
* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.
* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long)
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo)


Các câu hỏi tương tự
Dương Phương Anh
Xem chi tiết
ngọc kiu <3
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
Xem chi tiết
thu dinh
Xem chi tiết
thu dinh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Le Tran
Xem chi tiết
bé vàng
Xem chi tiết
Minh A bi
Xem chi tiết