Trộn CuO với một oxit kim loại hóa trị II không đổi theo tỉ lệ số mol 1: 2 được hỗn hợp X. Cho luồng khí CO nóng dư đi qua 2,4 gam X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Ycần 40 ml dd HNO3 2,5M chỉ thoát ra một khí NO duy nhất và dung dịch thu được chỉ chứa muối của hai kim loại trên. Xác định kim loại chưa biết.
1. trộn CuO với oxit lim loại M hoá trị II không đổi theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Cho 4.8g hh A vào một ống sứ, nung nóng, rồi cho một dòng khí CO đi qua đến khi p/ứ hoàn toàn thu được hh rắn D tác dụng vừa đủ với 160ml dd HNO3 1.25M thu được V lít khí NO(đktc). Xác định kim loại M và tính V ( biết các p/ứ xảy ra hoàn toàn )
2. Cho 8.12g một oxit của kim loại M vào ống sứ tròn dài, nung nóng, rồi cho một dòng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại, khí được tạo thành trong p/ứ đó đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư Ba(OH)2, thấy tạo thành 27.58g kết tủa trắng. cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dd HCl thu được 2.352 lít khí H2 (đktc). xác định kim loại M và CT oxit của nó
3. hoà tan 1g oxit của kim loại R cần dùng 25ml dd hh gồm H2SO4 0.25M và HCl 1M. tìm CT oxit nói trên.
Cho CO đi qua 70,25 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và một oxit của kim loại R (R có hóa trị không đổi) nung nóng thu được 3,36(l) khí CO2 và hỗn hợp Y gồm Fe, Fe2O3, FeO, Fe3O4, oxit của kim loại R. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 750ml H2SO4 1M thu được 1,12 lít khí H2và hỗn hợp Z.Thêm tiếp dung dịch NaOH từ từ cho tới dư vào hh Z, sau phản ứng hòan toàn thu được kết tủa T. Lọc T để ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 101,05 gam chất rắn. Xác định CT của oxit kim loại R
Chia 7,22g hỗn hợp A gồm Fe và R (R là kim loại có hóa trị không đổi) thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Phản ứng với HNO3, thu được 1,792 lít NO (đktc).
a) Xác định kim loại R.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
dẫn từ từ 8,96l h2 qua m g oxit sắt fexoy nung nóng sau pư thu được hh a gồm 2 chất rắn nặng 28,4 g đem a pư vs dd hcl dư thì thấy thu được 6,72 l khí không màu
a, tính m
b, xác đinh oxit sắt
Cho hh A ở dạng bột gồm Al,Fe,Cu vào cốc đựng 10ml dd NaOH 1,2M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688l khí thêm tiếp 100ml dd HCl 4M vào cốc thu được dd B và 2,08g hh rắn C hòa tan C trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,672l khí NO duy nhất tính thành phần % khối lượng các kim loại trong hh A và Cm của các chất có trong dd B
1. khi hoà tan một lượng oxit kim loại hoá trị II vào một lượng vừa đủ dd H2SO4 4.9% ngta thu đc dd muối có nồng độ 5.87%. xác định CT của oxit trên
2.a. hoà tan a(g) một oxit sắt vào dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2.24 lít khí SO2(đktc) và 120g muối. xác định CT của oxit sắt và tính a
b. hoà tan 3.06g oxit MxOy của kim loại M có hoá trị không đổi vào dd HNO3 dư thu đc 5.22g muối. hãy xác định CT của MxOy
3. dùng V lít khí CO khử hoàn toàn 4g một oxit kim loại A2Ox, p/ứ kết thúc thu đc kim loại và hh khí R. tỷ khối của R so với H2 là 19. cho R hấp thụ hoàn toàn vào 2.5 lít dd Ca(OH)2 0.025M ngta thu đc 5g kết tủa.
a. xác định kim loại và CTHH của oxit đó
b. tính V ( biết các thể tích đo ở đktc)
khử hoàn toàn 5.44g hỗn hợp gồm CuO và oxit của kim loại A thì cần dùng 2016ml H2(đktc). Cho chất rắn thu được sau phản ứng vào dd HCl dư thì thấy thoát ra 1344ml H2(đktc)
1)Xác định công thức oxit của kim loại A biết tỉ lệ về số mol của Cu và A trong hỗn hợp oxit là 1:6
2)tính thể tích dung dịch HCl 0,2M cần dùng để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit ban đầu
Hòa tan hết 11,2 g hỗn hợp 2 kim loại A và B trong dung dịch HCl thu được V lít H2( đktc) và dd C , cô cạn dd C thu được 39,6g hh muối khan
a. Tính V
b. Xác định A, B và % khối lượng của A và B trong hh biết A và B có cùng hóa trị trong muối thu được và tỉ lệ khối lượng mol \(M_A:M_B\) là 3:7 tỉ lệ số mol \(n_A:n_B\) là 7:1