Câu 1: Cho câu văn : Gia đình chúng tôi "gần nhà xa ngõ"
Nhận xét về cụm từ "gần nhà xa ngõ"
a. Thêm bớt từ hoặc thay đổi vị trí của cụm từ "gần nhà xa ngõ".
b. Rút ra kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ "gần nhà xa ngõ".
c. Nghĩa của cụm từ "gần nhà xa ngõ" là gì?
d. Cụm từ "gần nhà xa ngõ" còn biểu thị nghĩa nào nữa không? Nhận xét gì về nghĩa của cụm từ "gần nhà xa ngõ"?
e. Thế nào là thành ngữ?
Câu 2: Tìm những biến thể của thành ngữ sau:
1. Đứng núi này trông núi nọ
2. Ba chìm bảy nổi
3. Sông cạn đá mòn
Câu 3: Nghĩa của thành ngữ "ngày lành tháng tốt" là gì?
Câu 4: Tìm thành ngữ trong câu sau:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
a. Nghĩa của thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" là gì?
b. Thành ngữ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 5: Tìm thành ngữ trong câu sau:
Mình chỉ là một anh dân quê, phải "chân lấm tay bùn" thì mới khỏi chết đói
a. Nghĩa của thành ngữ "chân lấm tay bùn" là gì?
b. Thành ngữ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
c. Giải thích nghĩa của thành ngữ "nhanh như chớp". Thành ngữ "nhanh như chớp" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 6: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:
1. "No cơm ấm áo" là điều mong ước của mọi người
2. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
3. Anh hãy giúp tôi, phòng khi tắt lửa, tối đèn thì tôi chạy sang.
Câu 7: So sánh hai cách nói sau:
Câu có sử dụng thành ngữ |
Câu không sử dụng thành ngữ |
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
|
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Vất vả lận đận với nước non
|
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
|
Nước non lận đận một mình
Thân cò trôi nổi phiêu bạt bấy nay
|
Câu 8: Câu thảo luận nhóm
Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trong văn, thơ trên?
Câu 9: Phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ.
-Tấc đất cắm dùi.
-Rét như cắt.
-Nhanh như cắt.
-Rét tháng tư, nắng dư tháng tám.
-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
-Tấc đất, tấc vàng