Cho 44,8(l) khí HCl (đktc) hòa tan vào 327 gam nước được dung dịch A
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A
b) Cho 50 gam CaCO3 vào 250 gam dung dịch A, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch B. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch B
1.Hòa tan hoàn toàn m gam một kim loại R có hóa trị không đổi vào b gam dung dịch HCl được dung dịch X. Thêm 180 gam dung dịch NaHCO3 9,34% vào X thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư thu được dung dịch Y trong đó nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của kim loại R tương ứng là 2,34% và 7,6%. thềm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào Y, Sau đó lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.
a viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra .
b. xác định kim loại R và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng.
2.Để hòa tan hết hỗn hợp Y gồm sắt (II) cacbonat, Magie oxit ,sắt (II) oxit và Magie cacbonat ( trong đó số mol mỗi muối cacbonat bằng số mol oxit kim loại tương ứng) trong dung dịch axit sunfuric 9,8% vừa đủ thì thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sắt (II) sunfat có trong dung dịch Z. Biết trong dung dịch Z nồng độ phần trăm của dung dịch magie sunfat bằng 3,76%.
3. Hỗn hợp khí X gồm metan Axetilen và Hidro thu được khi thực hiện phản ứng nhiệt phân Metan ở nhiệt độ cao ( 1500°C có xúc tác) đem đốt cháy hoàn toàn, Sau khi phản ứng kết thúc thu được 26,4g CO2. Hãy tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đi đốt.
Hòa tan 9,3 gam Na2O vào 90,7 gam H2O tạo thành dung dịch A Cho dung dịch A tác dụng với 200 gam dung dịch FeSO4 16% ta thu được kết tủa B và dung dịch C nung kết tủa B đến khối lượng không đổi ta thu được chất rắn D
a) tính nồng độ phần trăm của dung dịch A
b) tính khối lượng chất B và nồng độ phần trăm dung dịch C sau khi bỏ kết tủa B
c) tính thể tích dung dịch HCl 1,5M cần để hòa tan hết chất rắn D
cho 3,52 g hỗn hợp Z gồm hai kim loại Mg và Fe ở dạng bột vào 200 gam dung dịch Cu(NO3)2 chưa rõ nồng độ sau pư thu được 4,8 gam chất rắn T chứa tối đa hai kim loại và dung dịch V . Thêm NaOH dư vào dung dịch V rồi lọc kết tủa đem nung trong ko khí đến khối lượng ko đổi thu được 2 gam chất rắn ( biết rằng các pư đều xảy ra hoàn toàn )
1.Hãy viết các pt puwhh xảy ra và tính thành phần % khối lượng từng kim loại có trong Z ?
2.Xác định nồng độ phần trăm của các chất tan có trong dung dịch V?
Cho 100g dung dịch H3PO4 39,2% tác dụng với 100g dung dịch NaOH 25% thu được dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm các chất trong A.
B5: Đem hòa tan hết hỗn hợp Y gồm sắt (II) cacbonat, Magie oxit ,sắt (II) oxit và Magie cacbonat ( trong đó số mol mỗi muối cacbonat bằng số mol oxit kim loại tương ứng) trong dung dịch axit sunfuric 9,8% vừa đủ thì thu được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sắt (II) sunfat có trong dung dịch Z. Biết trong dung dịch Z nồng độ phần trăm của dung dịch magie sunfat bằng 3,76%.
B6: Hỗn hợp khí X gồm metan, Axetilen và Hidro thu được khi thực hiện phản ứng nhiệt phân Metan ở nhiệt độ cao ( 1500°C có xúc tác) đem đốt cháy hoàn toàn, Sau khi phản ứng kết thúc thu được 26,4g CO2. Hãy tính khối lượng hỗn hợp X đã đem đi đốt.
B7. Cho 1 hỗn hợp X gồm MgCO3, BaCO3, MgCl2 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 20% thu được khí A và dung dịch B. cho dung dịch B tác dụng với NaOH vừa đủ thu được kết tủa và dung dịch C .lọc kết tủa, rửa sạch , sấy khô rồi đem nung đến khối lượng không đổi ,thu được 0,6 gam chất rắn. Cô cạn nước lọc thu được 3,835 gam chất rắn. nếu cho khí A vào bình đựng 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thì thu được 0,5 g kết tủa.
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng m gam dung dịch HCl 20% đã dùng. ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
hòa tan1,52 gam hỗn hợp Fe và kim loại R có hóa trị II trong dung dịch HCl 15 % vừa đủ thu được 0,672 lít khí ( đktc ) và dung dịch B.nếu hòa tan 1,52 gam kim loại R trong 49 gam dung dịch H2SO4 8% thì lượng axit còn dư.
a)Xác định tên kim loại R
b)tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
c) tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch B
Câu 1: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l (dung dịch C) với 300ml dung dịch KOH nồng độ y mol/l (dung dịch D), thu được 500ml dung dịch E làm quỳ tím chuyển màu xanh. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác, trộn 300ml dung dịch C với 200ml dung dịch D thì thu được 500ml dung dịch F. Biết rằng 100ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 1,08 gam kim loại Al. Tính giá trị của x,y?
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn a gam oxit của một kim loại hóa trị (II) trong 48 gam dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 6,125%, thu được dung dịch A chứa 2 chất tan trong đó H2SO4 có nồng độ 0,98%. Mặt khác, dùng 2,8 lít khí cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a gam oxit trên thành kim loại, thu được khí B duy nhất. Nếu lấy 0,896 lít khí B cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 0,8 gam kết tủa. Tính giá trị của a và xác định công thức của oxit kim loại đó. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 3: Chia m gam hỗn hợp X gồm Na, Al, Fe đã được trộn đều thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào nước dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc)
- Cho phần 2 vào 1,2 lít dung dịch HCl 1M, thu được 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch I. Cho 1,2 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch I. Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 17,1 gam chất rắn F. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính m và % khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp X.