a. Chỉ dùng nước và quì tím, hãy trình bày cách phân biệt các chất rắn sau bằng phương
pháp hóa học: CaO, Na 2 O, NaCl, Na, P 2 O 5
b. Tại sao không thể dập tắt đám cháy của kim loại Mg bằng khí CO 2 ?
c. Nêu phương pháp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp khí gồm: CO 2 và H 2
d. Trộn tỉ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O 2 và N 2 để người ta thu
được một hỗn hợp khí có tỉ khối so với H 2 bằng 14,75?
a , Trích các mẫu thử
- Cho nước vào các mẫu thử
+ mẫu thử tan tạo khí không màu thoát ra là Na
PTHH : 2Na+ 2H2O -> 2NaOH + H2 \(\uparrow\)
+ Mẫu thử tan tạo dung dịch đục là CaO
PTHH : CaO + H2O -> Ca(OH)2
+ Các mau thử tan tạo dung dịch không màu là P2O5 , NaCl , Na2O
PTHH : P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4
Na2O + H2O -> 2NaOH
- Cho quỳ tím nhúng vào các dung dịch không màu thu được trên
+ Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là NaOH -> mẫu thử ban đầu là Na2O
+ Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4 -> mẫu thử ban đầu là P2O5
+ Dung dịch làm quỳ tím không đổi màu ( dung dịch còn lại ) là NaCl
d , Khối lượng mol hỗn hợp là :
Mhh = 14,75 . 2 = 29,5 (g/mol)
Gọi x , y lần lượt là sô mol O2 , N2 có trong hỗn hợp ( mol) thỏa mãn x , y >0
=> mhh = 32x+28y (g) , nhh = x+y (mol)
Khi đó ta có hệ :
Mhh =\(\dfrac{m_{hh}}{n_{hh}}=\dfrac{32x+28y}{x+y}=29,5\)
=> \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{5}\)
Vì đo ở cùng điền kiện nên ti lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol
=> \(\dfrac{V_{O_2}}{V_{N_2}}=\dfrac{3}{5}\)
a. - Trích mỗi chất một ít để làm mẫu thử.
- Cho nước (vừa đủ) vào các mẫu thử:
+ Mẫu chất tác dụng với nước tạo ra dd làm quỳ tím hóa đỏ là P2O5
P2O5 + 3 H2O \(\xrightarrow[]{}\) 2H3PO4
+ Mẫu chất tan trong nước nhưng không làm đổi màu quỳ tím là NaCl
+ Mẫu chất tan ít trong nước tạo ra dd đục là CaO
+ Mẫu chất tác dụng với nước tạo ra dd làm quỳ tím hóa xanh là Na2O
Na2O + H2O \(\xrightarrow[]{}\) 2NaOH
+ Mẫu thử tác dụng với nước tạo ra dd làm quỳ tím hóa xanh và xuất hiện chất khí là Na
2Na + 2 H2O \(\xrightarrow[]{}\) 2NaOH + \(H_2\uparrow\)
b , câu này tui nghĩ tùm lum , hok biết đúng ko nữa
========================
- Mg là kim loại có tính khử khá mạnh nên có thể tác dụng với CO2 ở nhiệt độ cao
- Nếu dùng CO2 dập tắt đám cháy thì Mg tác dụng vớ CO2 , đây là phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh => khiến đám cháy bùng lên mãnh liệt hơn
PTHH : CO2 + 2Mg -> C + 2MgO
=> Không thể dập tắt đám cháy của kim loại Mg bằng CO2
c , Cho Ca(OH) dư qua hỗn hợp khí chứa CO2 và H2
Khi đó , khí CO2 bị giữ lại bởi kết tủa , khí H2 nhẹ bay lên , ta thu được khí H2
PTHH : CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 \(\downarrow\)+ H2O
Đem lọc sạch kết tủa , nung nóng CaCO3 ở nhiệt độ cao ta thu được khí CO2
PTHH : CaCO3 -t0-> CO2 + H2O