Ở một cơ thể chứa 1 cặp gen dị hợp Aa mỗi gen đều có chiều dài bằng 0,51 micromet. Gen A có số liên kết hidrô là 3900, gen a có hiệu số giứa A và G là 18% số Nu của gen. Do xử lý đột biến cơ thể Aa đã tạo thành cơ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa
a) Tìm số lượng từng loại Nu của cơ thể tứ bội nói trên?
b) Tìm số lượng từng loại Nu trong mỗi loại giao tử được sinh ra từ cơ thể tứ bội đó?
c) viết sơ đồ và xác định tỷ lệ kiểu gen kiểu hình khi cơ thể tứ bội trên tự thụ phấn. biếtrằng gen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thân thấp, sự giảm phân diễn ra bình thường và tạo ra các giao tử lưỡng bội, các giao tử này đều có khả năng thụ tinh.
Thế nào là đột biến cấu trúc NST. Nêu các dạng.
Thế nào là thể đa bội, kiểu hình của thể đa bội khác thể lưỡng bội như thế nào.
a, Người mang ba nhiễm sắc thể 21 bị hội chứng nào? Giair thích cơ chế phát sinh hội chứng đó?
b, Phân biệt thể tam bội với thể lưỡng bội
c, Những khó khăn và thuận lợi củ việc nghiên cứu di truyền ở người? Nêu hai phương pháp nghiên cứu di truyền ở người
Một tế bào sinh dưỡng ở một mô phân sinh có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là Aa ( A và a kí hiệu cho mỗi bộ NST đơn bội n). Sau một thời gian nuôi cấy tế bào sinh dưỡng trên thì môi trường nuôi cấy có tất cả 128 (Aa). Hãy xác định đã có hiện tượng gì xảy ra.
Dùng conchicine để xử lý các hợp tử lưỡng bội Aa và AA thu được các cơ thể đột biến . Cho các thể đột biến này giao phối tự do với nhau ( biết rằng các thể này giảm phân bình thường ) tính theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình ở đời con như thế nào?
a, trình bày những đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở loài lưỡng bội. Những cơ chế nào giúp ổn định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài qua các thế hệ?
b, Hãy chỉ ra 3 sự kiện trong giảm phân giúp tạo sự đa dạng của các loại giao tử
c, có ý kiến cho rằng những trẻ đồng sinh cùng trứng thì có kieur gen và kiểu hình giống hệt nhau. Quan điểm trên có chính xác hay không,tại sao?
Câu 1: Loại đột biến nào sau đây có thể làm tăng kích thước tế bào:
A. Lặp đoạn
B. Đa bội
C. Dị bội
D. Mất đoạn
Câu 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện ở:
A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường
B. Kiểu hình chỉ do môi trường quyết định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen
C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường
D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định, không chịu ảnh hưởng của môi trường
Câu 3: Sự biến đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST là dạng đột biến:
A. Đa bội
B. Dị bội
C. Mất đoạn
D. Lặp đoạn
Câu 4 : Biến dị di truyền bao gồm:
A. Biến dị tổ hợp và đột biến NST
B. Thường biến và đột biến gen
C. Đột biến và biến dị tổ hợp
D. Thường biến và đột biến NST
Câu 5: Yếu tố nào sau đây quy định giới hạn năng suất vật nuôi, cây trồng:
A. Giống ( Kiểu gen)
B. Kỹ thuật sản xuất
C. Con người
D. Điều kiện ngoại cảnh
Câu 6: Bộ NST của ruồi giấm 2n=8, thể khuyết nhiễm của 1 cá thể thuộc loài này có số lượng NST trong tế bào là:
A. 16
B. 8
C.7
D.6
Câu 7: Ở người có biểu hiện bệnh Tớc- nơ là do:
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến số lượng NST thuộc thể dị bội
D. Đột biến số lượng NST thuộc thể đa bội
vẽ cơ chế phát sinh các dị bội (2n+1) và (2n-1) ?
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở lúa là 2n = 24 trường hợp nào sau đây là thể dị bội
a. 2n=48
b. 2n=25
c. 2n=23
d. 2n=72
e. b và c