Chương II - Hàm số bậc nhất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 1 2021 lúc 23:06

Câu 20:

a) Xét (O) có

CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)

Do đó: CM=CA(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Xét (O) có 

DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)

Do đó: DM=DB(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Ta có: CM+MD=CD(M nằm giữa C và D)

mà CM=CA(cmt)

và MD=DB(cmt)

nên CD=AC+BD(đpcm)

b) Xét (O) có

CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)

Do đó: OA là tia phân giác của \(\widehat{AOM}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

hay \(\widehat{AOM}=2\cdot\widehat{COM}\)

Xét (O) có 

DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)

Do đó: OD là tia phân giác của \(\widehat{MOB}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

hay \(\widehat{MOB}=2\cdot\widehat{MOD}\)

Ta có: \(\widehat{AOM}+\widehat{BOM}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{AOM}=2\cdot\widehat{COM}\)(cmt)

và \(\widehat{MOB}=2\cdot\widehat{MOD}\)(cmt)

nên \(2\cdot\widehat{COM}+2\cdot\widehat{DOM}=180^0\)

\(\Leftrightarrow\widehat{COM}+\widehat{DOM}=90^0\)

hay \(\widehat{COD}=90^0\)

Vậy: \(\widehat{COD}=90^0\)

c) Ta có: CA=CM(cmt)

nên C nằm trên đường trung trực của AM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: OA=OM(=R)

nên O nằm trên đường trung trực của AM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra OC là đường trung trực của AM

⇔OC⊥AM

mà OC cắt AM tại I(gt)

nên OC⊥AM tại I

hay \(\widehat{OIM}=90^0\)

Ta có: DM=DB(cmt)

nên D nằm trên đường trung trực của BM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)

Ta có: OB=OM(=R)

nên O nằm trên đường trung trực của BM(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(4)

Từ (3) và (4) suy ra OD là đường trung trực của BM

⇔OD⊥BM

mà OD cắt BM tại K(gt)

nên OD⊥BM tại K

hay \(\widehat{OKM}=90^0\)

Ta có: \(\widehat{COD}=90^0\)(cmt)

mà I∈CO(gt)

và K∈OD(gt)

nên \(\widehat{IOK}=90^0\)

Xét tứ giác IOKM có 

\(\widehat{IOK}=90^0\)(cmt)

\(\widehat{OKM}=90^0\)(cmt)

\(\widehat{OIM}=90^0\)(cmt)

Do đó: IOKM là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)


Các câu hỏi tương tự
The Moon
Xem chi tiết
Chira Nguyên
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Cương Kim
Xem chi tiết
Won YonYon
Xem chi tiết
Jeon JungKook
Xem chi tiết