Hai từ láy "lom khom" và "lác đác" gợi tả sự thưa thớt, vắng vẻ. Qua đó, ta thấy cảnh thiên nhiên Đèo Ngang đẹp, um tùm, rậm rạp, thấp thoáng sự sống của con người nhưng rất vắng vẻ, hoang sơ.
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
Đây là 2 câu thơ nằm trong phần thực của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
- Xét về cấu trúc câu thơ khá đặc biệt: ngược lại trật tự cú pháp thông thường. Lối đảo ngữ có tác dụng làm cho bộ phận vị ngữ được nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc, cảnh vật được nhìn thấy từ xa, từ cao nhìn xuống trong 1 không gian rộng.
- Về từ láy "lom khom", "lác đác" gợi một ấn tượng bao trùm đó sự nhỏ bé và sự phân bố thưa thớt, .Thế giới con người được nữ sĩ phác họa làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh Đèo Ngang trong thế kỉ XIX vào buổi chiều tà.
- Sử dụng phép đối : đối lời, đối ý, đối thanh. Câu thơ vừa có hình tượng, vừa có âm điệu trầm bổng....
Chúc bạn học tốt!
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
''Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà''
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.