Các nhà địa chất học và các nhà địa vật lý hiện đại cho rằng tuổi của Trái Đất khoảng 4,54 tỷ năm
Các nhà địa chất học và các nhà địa vật lý hiện đại cho rằng tuổi của Trái Đất khoảng 4,54 tỷ năm (4,54 × 109 năm± 1%).[1][2] Giá trị này được xác định bằng định tuổi bằng đồng vị phóng xạ cho các thiên thạch dạng chondrit và vật liệu có tuổi cổ nhất trên Trái Đất đã được biết đến cũng như các mẫu trên Mặt Trăng.
Sau cuộc cách mạng khoa học và sự phát triển của việc định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, các đo đạc hàm lượng chì trong cáckhoáng vật giàu urani cho thấy một vài mẫu có tuổi hơn 1 tỷ năm.[3] Các vật liệu cổ nhất có các khoáng vật được đinh tuổi– các tinh thể zircon nhỏ từ Jack Hills thuộc Tây Úc – có tuổi ít nhất 4.404 tỷ năm.[4][5][6] So sánh giữa khối lượng và độ sáng của Mặt Trời với phần lớn các ngôi sao khác thì thấy rằng hệ Mặt Trời không thể cổ hơn các đá này. Bao thể giàu Ca-Al (các baoo thể giàu canxi vànhôm) – là các thành phần rắn cổ nhất trong các thiên thạch, chúng được hình thành bên trong hệ Mặt Trời – có tuổi 4,567 tỷ năm,[7][8] và là giới hạn trên của tuổi Trái Đất. Người ta giả thuyết rằng sự bồi đắp của Trái Đất bắt đầu sớm sau sự hình thành các bao thể giàu Ca-Al-rich và các thiên thạch. Do thời gian bồi đắp chính xác của Trái Đất chưa được biết rõ, và các dự đoán từ các mô hình bôi đắp khác nhau dao động trong khoảng từ vài triệu năm đến khoảng 100 triệu năm, vì thế tuổi của Trái Đất khó xác định. Cũng khó xác định tuổi của các đá cổ nhất lộ trên bề mặt, khi chúng là một tập hợp của rất nhiều khoáng vật có thể có tuổi khác nhau. Acasta Gneiss thuộc miền Bắc Canada có thể là đá cổ nhất lộ trên mặt đất được biết đến
Nếu tính về tuổi của TĐ thì có lẽ khoảng 4,54 tỷ năm nhưng điều đó cũng như thể khẳng định chính xác được TĐ bao nhiêu tuổi. Hiện tại chưa có thống kê chính xác về vấn đề đó.