1.Một ô tô chuyển động được một quãng đường dài 10km hết 12 phút. Tính vận tốc của ô tô
2.Một đoàn tàu chuyển động được quãng đường 81kmvới vận tốc là 54km/h. Tính thời gian để đoàn tàu đi hết quãng đường.
Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h. Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. 3 km. B. 5,4 km. C. 10,8 km. D. 21,6 km.
Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn.Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường
Bài 2: Một vận chuyển động từ A đến B, trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc trung bình 5m/s, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc 3m/s. Tính vận tốc trung bình của vật trên toàn bộ quãng đường AB
1 vật chuyển động trên đoạn đường AB dài 240m.Trong nửa đoạn đường đầu,vật đi với vận tốc V1=60m/s;trong nửa đoạn còn lại vật đi với vận tốc V2=12m/s.
a)Tính thời gian vật đi hết quãng đường AB
b) Tính Vtb (trung bình) của vật đi hết quãng đường AB
_Sau khi làm xong bài trên thì chuyển câu b làm trước rồi mới làm câu a (ngược đề lại làm ấy)
Một vật chuyển động trên quãng đường S. Trong nửa thời gian đầu vật đi với tốc độ 4m/s, trong nửa thời gian cuối vật đi với vận tốc 42km/h. Tính vận tốc trung bình của vật trên toàn bộ quãng đường.
Bài 9 : Một xe máy chuyển động trên quãng đường AB, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 50 km/h, nửa quãng đường đầu sau xe đi với vận tốc 45km/h . Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB?
trong một phút người ngồi trên xe lửa đếm được 60 lần xe lăn qua chỗ nối đường ray. Tính vận tốc đoàn tàu ra km/h biết tàu chuyển động đều với mỗi đoạn đường ray dài 15m
Một vận động viên môn xe đạp đã chuyển động trên 3 quãng đường liên tiếp AB, BC, CD (như hình vẽ)
Quãng đường AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường BC dài 30km trong 24 phút.
Quãng đường CD dài 10km trong 15 phút.
Hãy tính:
a, Vận tốc trung bình trên mỗi quãng đường?
b, Vận tốc trung bình trên cả quãng đường ABCD?
Bài 1: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.
Bài 2: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn.
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km?
Bài 3: Một ôtô chuyển động thẳng đều với vận tốc v1 = 54km/h. Một tàu hoả chuyển động thẳng đều cùng phương với ôtô với vận tốc v2 = 36km/h. Tìm vận tốc của ôtô so với tàu hoả trong hai trường hợp sau:
a) Ôtô chuyển động ngược chiều với tàu hoả.
b) Ôtô chuyển động cùng chiều với tàu hoả.
Bài 4: Hai thành phố A và B cách nhau 300km. Cùng một lúc, ôtô xuất phát từ A với vận tốc 55km/h, xe máy xuất phát từ B với vận tốc 45km/h ngược chiều với ôtô. Hỏi:
a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau?
b) Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Bài 5: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 6km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường?
Bài 6: Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 5kg. Tỉ xích tuỳ chọn
b) Lực kéo một vật là 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. Tỉ xích tuỳ chọn
c) Lực kéo của xà lan là 20000N theo phương ngang, chiều từ phải sang trái, tỉ xích 1cm ứng với 5000N.
d) Trọng lực tác dụng lên một vật có khối lượng 25000g theo tỉ xích tùy chọn.
Bài 7: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 5cm x 6cm x 7cm. Lần lượt đặt ba mặt liên tiếp của vật đó lên mặt sàn nằm ngang. Biết khối lượng của vật đó là 0,84kg. Tính áp lực và áp suất mà vật đó tác dụng lên mặt sàn trong ba trường hợp?
Bài 8: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên điểm cách đáy 0,4m lên điểm cách mặt thoáng 0,6m.
Bài 9: Một người thợ lặn, lặn ở độ sâu 40m so với mặt nước biển.
a) Tính áp suất ở độ sâu đó.
b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 180cm2. Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tích này. Biết trọng lượng riêng của nước biển 10300N/m3.
Bài 10: Một đầu tàu hoả kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5 000N. Trong 5 phút đã thực hiên được một công là 1 200kJ. Tính vận tốc của đoàn tàu.