– Tiếng gầm của con hổ thứ nhất: tiếng gầm đền ơn.
– Tiếng gầm của con hổ thứ hai: Gầm lên tiễn biệt, đau thương.
=> Tiếng gầm là lời chào là cách bày tỏ lòng biết ơn ngôn ngữ của loài hổ.
Chi tiết tiếng gầm của con hổ là chi tiết giàu ý nghĩa. Gầm là nét nổi bật của loài thú này. Nhưng đặt trong tác phẩm, thông qua biện pháp nhân hóa của nhà văn, gầm có những ý nghĩa nghệ thuật riêng:
- Tiếng gầm trong mẩu chuyện thứ nhất là cách biểu thị thái độ: Đó là lời chào, là cách nói tỏ lòng biết ơn bằng... ngôn ngữ của hổ.
- Con hổ trong mẩu chuyện thứ hai cất lên hai tiếng gầm:
+ Tiếng gầm thứ nhất là tiếng gầm đền ơn.
+ Tiếng gầm thứ hai là tiếng gầm tiễn biệt, đau thương.
Chi tiết nghệ thuật này nói lên tình cảm chân thành của con hổ, và qua cảnh hổ đền ơn đáp nghĩa, con người tự soi mình để sống sao cho tử tế, tốt đẹp, biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây.