Hướng dẫn soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La – Phông – Ten –( H.Ten)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

1.Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triể khai khác nhau không lặp lại.

2.Nhà khoa học Buy-Phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?

3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài “Chó sói và cừu non”, nhà thơ La Phông ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

4.Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài thơ cụ thể “Chó sói và cừu non” koong hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ co phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)

Thảo Phương
11 tháng 2 2019 lúc 14:22

Câu 1:

Bố cục:

Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten. Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten. So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai: Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten. Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn. Câu 2: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực. Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học. Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể. Câu 4:Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Võ Thị Ngọc Khánh
14 tháng 2 2019 lúc 21:23

Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Bài làm:

Bố cục:

Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten. Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten. So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai: Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten. Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?

Bài làm: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực. Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Bài làm: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Bài làm: Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Nguyen
15 tháng 2 2019 lúc 5:46

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ... tốt bụng như thế) : Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.

- Phần 2 (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.

Câu 1:

Hai phần của bố cục đều dùng biện pháp phân tích đặc điểm của đối tượng từ ngòi bút của La Phông-ten đến Buy-phông, cuối cùng trở về dưới ngòi bút của La Phông-ten, nhưng khi triển khai thì không lặp lại : Đoạn 1 dẫn chứng bằng thơ của La Phông-ten. Đoạn 2 đi sâu vào mô tả đặc điểm đối tượng.

Câu 2:

- Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học.

- Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.

Câu 3:

Để xây dựng hình tượng con cừu, La Phông-ten dựa vào đặc điểm thực của loài, sống hiền lành, thân thương tốt bụng của cừu non. Phần sáng tạo của nhà thơ là đã nhân cách hóa con cừu, ông làm bật lên tính ngây thơ đến tội nghiệp của chú cừu.

Câu 4 :

Chó sói trong Chó sói và cừu non cụ thể, đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Nhưng cũng đáng ghét khi muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thủy Tiên
Xem chi tiết