Ôn tập học kì I

tỷ tỷ

1,tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên trái đất?

2,tại sao trái đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ỏ 2 nửa cầu trong 1 năm?

3,cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp?nêu đặc điểm của các lớp?

4,tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?

5,núi lửa đã gây nhiều tác hại cho con người,nhưng tại sao quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

6, con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

7,hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo tuyệt đối?

8,hãy trình bày sự phân loại của núi theo độ cao?

9,núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?

10,địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì

cá bơn giúp mk nhé,mk cần gấp ,nha

Nguyễn Thị Ngọc Minh
15 tháng 12 2019 lúc 20:06

1.hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên trái đất vì đường phân chia sáng tối ko trùng với trục trái đất

3.cấu tạo bên trong của trái đất gồm:lớp vỏ trái đất;lớp trung gian;lớp lõi.

lớp vỏ:dày 5-70km,có trạng thái rắn chắc,càng vào sâu nhiệt độ càng cao nhưng ko quá 1000độ c.

lớp trung gian:dày khoảng 3000km,có trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng,nhiệt độ 1500-4700 độ c.

lớp lõi:dày trên 3000km,có trạng thái từ lỏng->rắn.nhiệt độ cao nhất là 5000 độ c.

mình chỉ biết thế thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐỖ CHÍ DŨNG
15 tháng 12 2019 lúc 20:04

1.

Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:

- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.

- Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

2.

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.


3.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc. Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐỖ CHÍ DŨNG
15 tháng 12 2019 lúc 20:06

4.

Địa hình bề mặt Trái đất rất phức tạp. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của nội lực và ngoại lực.

Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt trái đất được san bằng, hạ thấp địa hình. Tác động của nội lực làm cho bề mặt trái đất nâng lên gồ ghề.

=> Chính điều đó người ta mới nói rằng : “ Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau”.

5.

Núi lửa là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. Đây là hiện tượng gây nhiều tác hại đến con người về tính mạng cũng như của cải vật chất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân sinh sống xung quanh các núi lửa. Vì: Khi núi lửa phun trào sẽ phun ra các dung nham, sau khi bị phong hóa nó tạo thành những chất tốt ở trong đất, thuận lợi cho việc sản xuất thâm canh các loại cây trồng phát triển màu mỡ.

6.

Biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:

- Thiết kế nhà có khả năng trượt như móng nhà lò xo, cấu trước máng nước cho móng nhà dựa trên cơ sở chuyển động trượt.

- Xây nhà bằng vật liệu gỗ để tăng khả năng chống sốc khi có động đất xảy ra.

- Lắp đặt hệ thống giám sát động đất để kịp thời báo động khi có dấu hiệu xảy ra.

- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

- Giáo dục về biện pháp ứng phó thảm họa động đất cho người dân để nâng cao ý thức chủ động bảo vệ bản thân.


7.

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ĐỖ CHÍ DŨNG
15 tháng 12 2019 lúc 20:07

8.

- Căn cứ vào độ cao, người ta phân ra thành: Núi cao, núi trung bình và núi thấp.

Núi cao: Trên 2000m.

Núi trung bình: 1000 – 2000m

Núi thấp: dưới 1000m

9.

Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – sgk Địa lí 6 trang 42

10.

Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn. Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Ví dụ ở nước ta có các hang động nổi tiếng như động Phong Nha, động Tam Thanh…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Bách
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
híp
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
I love you Avni Aysha
Xem chi tiết
Huyền Zin
Xem chi tiết
linaki trần
Xem chi tiết
Qynh Nqa
Xem chi tiết