Ôn tập học kì I

Tường Vy

Câu 1: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh trục và hệ quả.

Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.

Câu 3: Nêu hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất.

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng núi lửa và động đất, cho biết tác hại của chúng.

Câu 5: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm lớp vỏ trái đất.

Ngọc Mai
13 tháng 12 2020 lúc 8:17

câu 1: hướng tự quay từ Tây-Đông

Thời gian:24 giờ

Chia Trái đất thành 24 khu vực giờ, mỗi 1 khu vực giờ có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực

hệ quả:

khắp nơi trên bề mặt Trài Đất lần lượt có ngày và đêm

làm lệch hướng chuyển động của các vật thể

 

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 1: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh trục và hệ quả.

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.

- Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

-> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời). - Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

            + Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.

            + Các múi được đánh số  từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của  nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo  được đánh số theo chiều quay của trái đất.

           + Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:

           + Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.

           + Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

 

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

- Hệ quả:

+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

+ Lực Criôlít  tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn...

Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

a) Hiện tượng ngày và đêm.

- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.

- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.

b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.

- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.

- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:24

Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.

- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông

- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ

- Quỹ đạo chuyển động: hình elip

- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:25

Câu 3: Nêu hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất.

 

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

- Vào ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23027' B → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Bắc

- Vào ngày 22/12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên được chiếu sáng nhiều nhất ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23027'N → vĩ tuyến đó gọi là chí tuyến Nam.

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực, càng biểu hiện rõ rệt.

+ Tại đường xích đạo quanh năm ngày, đêm dài bằng nhau.

+ Càng lên vĩ độ cao chênh lệch độ dài ngày - đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày hoặc đêm địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22//6 (Hạ chí): bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ 66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

            Ngày 22/12 (Đông chí): bán cầu Nam có ngày dài hơn đêm, càng về xích đạo chênh lệch ngày – đêm càng lớn, từ  66033’đến cực có ngày địa cực dài 24 giờ.

+ Ngày 21/3 và ngày 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được ánh sáng như nhau.

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:28

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về hiện tượng núi lửa và động đất, cho biết tác hại của chúng.

Núi lửa và động đất.

a) Núi lửa.

- Núi lửa là hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.

+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.

+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.

- Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.

- Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ

b) Động đất.

- Là hiện tượng rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.

- Để hạn chế thiệt hại do động đất:

+ Xây nhà chịu chấn động lớn

+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.

Kết luận: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra

Tác hại của núi lửa: làm tro bụi và dung nham của nó có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương.

Tác hại của động đất: những trận động đất lớn làm cho nhà cửa,đường sà, cầu cống bị phá hủy và làm chết nhiều người.

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:29

Câu 5: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm lớp vỏ trái đất.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm: lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. 

Bình luận (0)
Ngọc Mai
13 tháng 12 2020 lúc 8:30

câu 2:hướng :Tây-đông

quỹ đạo chuyển động có hình elip gần tròn

hướng nghiêng và độ nghiêng ko đổi, gọi là sự chuyển động tịnh tiến

thời gian;365 ngày 6 giờ

hệ quả:sinh ra các mùa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vy Trúc
Xem chi tiết
nguyễn minh quân
Xem chi tiết
❤❤ᓚᘏᗢ❤❤
Xem chi tiết
Vy Trúc
Xem chi tiết
Minami-ke
Xem chi tiết
Trần Đào Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
linaki trần
Xem chi tiết
khuất thị hường
Xem chi tiết