1.Sự đa dạng của nguyên sinh vật,động vật có xương sống và động vật không có xương sống ?
2.Đặc điểm chung của nguyên sinh vật là gì ?
3.Đặc điểm chung của động vật có xương sống là gì ? Đặc điểm chung của động vật không xương sống là gì ?
4.Nêu lợi ích và tác hại của động vật sống trong tự nhiên đối với con người và các động vật khác ?
5.Nêu lợi ích và tác hại của động vật nuôi đối với con người.Nêu biện pháp bảo vệ vật nuôi ?
6.Trình bày khái niêm về đa dạng sinh học , vai trò cua đa dạng sinh học đối với tự nhiên và đời sống con người ?
Giúp mình đi :(( thứ 2 mình thi rùi !!!
2)Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Hầu hết sinh sản vô tính
câu 2
đặc điểm chung của nguyên sinh vật là
- có thể chỉ là 1 tế bào đảm nhiệm 1 chức năng sống
- dị dưỡng di chuyển bằng chân giả, lông bay roi hơi hay tiêu giám sinh sản vô tính theo kiểu phản đôi
Câu 4:
Thực vật đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống động vật. Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật (và bản thân những động vật này lại là thức ăn cho động vật khác hoặc con người), cung cấp ôxi dùng ch hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số động vật.
Thực vật có công dụng nhiều mặt. Ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp, cung cấp thức ăn cho người, dùng làm thuốc,... Đó là nguồn tài nguyên rất quý giá, chúng ta cần bảo vệ nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ quốc.
Tác hại: truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...
Câu 6:
Đa dạng sinh học (tiếng Anh: biodiversity) được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.
Vai trò:
- Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và cả con người. Các hệ sinh thái đảm bảo cho sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác trên toàn hành tinh. Chúng duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của đất nói riêng hay của hành tinh nói chung. Các hệ sinh thái bị suy thoái thì tính ổn định và sự mềm dẽo; linh động của sinh quyển cũng bị thương tổn. - Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng chảy trở nên trong và sạch; các bãi cỏ biển, các rạn san hô...ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển.- Duy trì và cung cấp nguồn gen và là kho dự trữ các nguồn gen quý - hiếm cho cây trồng và vật nuôi cho tương lai. - Nhiều loài động thực vật được sử dụng làm thức ăn cho con người, cho gia súc, làm thuốc, lấy gỗ làm nhà; phục vụ cho phát triển kinh tế, làm chất đốt lấy năng lượng, làm cây cảnh...Hiện tại, đã thống kê được 30.000 loài cây có những phần ăn được, nhưng chỉ mới khoảng 7.000 loài được trồng hoặc thu hái làm thức ăn, trong đó có 20 loài đã cung cấp đến 90% lượng tinh bột trên toàn thế giới. - Sinh vật trong quá trình tiến hoá đã tồn tại và phát triển một cách bền vững và hài hoà với nhau, tạo nên một thiên nhiên đa dạng, phong phú và hấp dẫn, làm nền tảng cho mọi cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người. Với những giá trị to lớn mà đa dạng sinh học đã đem đến cho loài người, đương nhiên, chúng phải được tồn tại như một quyền lợi hiển nhiên mà chúng đã giành được trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khắc nghiệt. Con người liệu có hiểu điều đó và tại sao lại hủy diệt chúng, những loài sinh vật đã nuôi sống chính con người? .
2.Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.
6.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam đã được biểu hiện cụ thể ở các nguồn tài nguyên về động vật. Nguồn tài nguyên này đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm, sức kéo. dược liệu, sản phầm công nghiệp (da, lông, sáp ong. cánh kiến...), nông nghiệp (thức ăn gia súc, phân bón), những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại, cỏ giá trị văn hoá (cá cảnh, chim cảnh), giống vật nuôi (gia cầm. gia súc và những động vật nuôi khác...).
Tài nguyên động vật là tài nguyên chung, có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên